Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/07/2012 - 22:54
(Thanh tra)- Đó là nội dung được đưa ra thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 của Hội thảo xây dựng chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012-2016.
Quang cảnh Hội thảo
>> Xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng lãng phí giai đoạn 2012 - 2016
Trong buổi làm việc ngày 6/7, các thành viên tham gia hội thảo đã được nghe ông Ngô Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) thuyết minh về chiến lược thông tin và truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí đến năm 2020.
Trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước đã thể hiện quyết tâm chính trị cao trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Cả hệ thống chính trị đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và kiên trì trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã có được nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng do nhiều nguyên nhân vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp. Tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là ngăn chặn và đẩy lùi hoàn toàn tình trạng tham nhũng.
Chính vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp, đặc biệt là chủ trương tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Theo dự thảo ban đầu, chiến lược thông tin truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí sẽ gồm 3 phần chính: Bối cảnh và sự cần thiết xây dựng chiến lược; Quan điểm, mục tiêu giải pháp và Tổ chức thực hiện.
Theo đó, trước sự đòi hỏi cấp bách của một chiến lược truyền thông mang tính giáo dục cao, có khả năng tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức của các cán bộ Nhà nước và nhân dân, chiến lược thông tin và truyền thông sẽ bao gồm: Quan điểm của Chiến lược bám sát quan điểm của Đảng, Nhà nước về Phòng chống tham nhũng, lãng phí và thông tin, tuyên truyền. Mục tiêu chung của Chiến lược bám sát mục tiêu và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí được Chính phủ xác định trong Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng, lãng phí đến năm 2012. Mục tiêu cụ thể hướng đến việc khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác thông tin, truyền thông thời gian qua và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đến năm 2020. Nhóm giải pháp, nhiệm vụ là các nhóm hoạt động cụ thể cần phải thực hiện tương ứng với các mục tiêu cụ thể và hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu cụ thể của Chiến lược. Khi hoàn thành các mục tiêu cụ thể sẽ có cơ sở để đánh giá việc hoàn thiện mục tiêu chung của Chiến lược.
Cách thức tổ chức thực hiện của Chiến lược sẽ dựa trên 2 mục tiêu cơ bản là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan và nêu cụ thể việc bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược do ngân sách Nhà nước cấp và sử dụng các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác.
Sau những phiên thảo luận với nhiều ý kiến đóng góp khác nhau của các thành viên tham dự hội thảo, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đã đưa ra kết luận chung của cuộc hội thảo.
Theo đó, sau khi nghe 35 lượt ý kiến đóng góp, Phó Tổng Thanh tra cho rằng, văn bản dự thảo về việc xây dựng chương trình, kế hoạch phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2012 - 2016 về cơ bản đã đề ra được những nội dung chính xác về chiến lược phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, bản dự thảo vẫn còn một chút thiếu sót về tính logic và sự cụ thể tại một số điểm.
Về chiến lược thông tin truyền thông, Phó Tổng Thanh tra đồng ý với việc đổi tên chiến lược thành Chiến lược tuyên truyền và giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thể hiện sự quyết tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Nội dung của chiến lược sẽ không chỉ dừng lại ở mức độ thông tin, truyền thông một cách đơn thuần mà sẽ được mở rộng sang nhiều phương pháp, trong đó có cả giáo dục nhằm mục đích nâng cao được nhận thức và ý thức của tất cả các Đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về thực trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta hiện nay.
P.V.Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân