Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/09/2015 - 15:01
(Thanh tra)- Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012) đã quy định một hệ thống các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng
Thực hiện Luật PCTN, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã quan tâm, đẩy mạnh công tác PCTN. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng nên đã mang lại những chuyển biến tích cực. Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của các thành tố trong xã hội trước vấn nạn tham nhũng đã có chuyển biến rõ nét.
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được triển khai đồng bộ. Công tác cải cách hành chính mà cụ thể là cải cách thủ tục hành chính được quan tâm đặc biệt. Những thủ tục rườm rà, dễ gây phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp dần dần được loại bỏ; tính công khai, minh bạch trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội được tăng cường; sự tham gia của xã hội trong hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật được đề cao và ngày càng có hiệu quả; các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong sản xuất, tiêu dùng ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu thực tiễn; hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán có hiệu lực, hiệu quả hơn; vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí và người dân trong phát hiện hành vi tham nhũng được đề cao; các giải pháp về bảo vệ người tố cáo bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực.
Việc xử lý hành vi tham nhũng được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành kịp thời, đúng các quy định của pháp luật, được dư luận và đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ.
Tuy nhiên, thông qua quản lý Nhà nước về công tác PCTN và các kết quả khảo sát, nghiên cứu, điều tra xã hội học cho thấy, công tác PCTN vẫn chưa đạt được mục tiêu như Nghị quyết của Đảng đã đề ra và chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.
Tham nhũng trên một số lĩnh vực như tín dụng, ngân hàng, quản lý tài nguyên khoáng sản, dịch vụ và đầu tư công, quản lý đất đai, doanh nghiệp Nhà nước… vẫn còn nghiêm trọng; nạn nhũng nhiễu, gây phiền hà, vòi vĩnh, “tham nhũng vặt” khi người dân, doanh nghiệp phải tiếp xúc với các cơ quan công quyền vẫn là nỗi trăn trở của các cơ quan quản lý và nỗi bức xúc của người dân, doanh nghiệp; số vụ án bị khởi tố, điều tra do hành vi tham nhũng chưa tương xứng với thực trạng tham nhũng, tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp.
Thực trạng trên đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá trên cả 3 phương diện: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, trong đó phòng ngừa phải tiếp tục tăng cường công khai minh bạch trong đời sống kinh tế xã hội; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm tối đa những thủ tục hành chính không cần thiết trong các lĩnh vực thuế, hải quan, tín dụng, xuất nhập khẩu, tiếp cận điện năng, bảo hiểm…
Nghiên cứu lại các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo hướng thu hẹp đối tượng phải kê khai nhưng tăng cường hoạt động xác minh tính trung thực, chính xác của bản kê khai tài sản, thu nhập.
Việc phát hiện các hành vi tham nhũng phải phát huy hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đồng thời, phải đề cao vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông, của người dân trong việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng.
Cần có đánh giá tổng thể về các thiết chế giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra hiện nay nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, bỏ trống trong việc kiểm soát việc thực hiện pháp luật. Xác định lại địa vị pháp lý cũng như thẩm quyền của cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về PCTN.
Việc xử lý hành vi tham nhũng cần phải có những chế tài cụ thể đối với từng hành vi tham nhũng, mức độ của hành vi tham nhũng nhằm khắc phục thực trạng quy định của pháp luật về PCTN hiện nay như một chuyên gia bình luận là “hổ không răng”, đặc biệt phải nghiên cứu để có những quy định nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hồi tài sản tham nhũng; cần nghiên cứu quy định nghĩa vụ chứng minh của người có tài sản khi bị phát hiện có dấu hiệu tham nhũng; quy định áp dụng biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng ngoài tố tụng (không thông qua bản án như thông lệ nhiều quốc gia đang áp dụng) trong xử lý hành vi tham nhũng.
Đây là những giải pháp mang tính đột phá cần được nghiên cứu khi đề xuất sửa đổi căn bản toàn diện Luật PCTN năm 2005.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 52, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại 3 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hương Giang
17:21 11/12/2024(Thanh tra) - Phụ cấp xét xử cho hội thẩm tăng 90.000 lên 900.000 đồng/ngày từ 1/7/2025, theo Pháp lệnh Chi phí Tố tụng được thông qua.
Hương Giang
17:08 11/12/2024Hải Hà
15:38 11/12/2024Chính Bình
15:26 11/12/2024Trung Hà
14:53 11/12/2024Bùi Bình
14:35 11/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà