Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 08/03/2017 - 15:42
(Thanh tra) - Đó là một trong những kiến nghị đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hoàn thiện pháp luật về tố cáo tại buổi làm việc với đoàn khảo sát của Ủy ban Pháp luật Quốc hội do ông Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội làm Trưởng đoàn về việc thực hiện pháp luật tố cáo liên quan đến phạm vi chức năng quản lý của Bộ TN&MT để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Tố cáo trong thời gian tới.
Toàn cảnh buổi làm việc với Đoàn Khảo sát. Ảnh: TH
Theo báo cáo của Bộ TN&MT, lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Bộ TN&MT chiếm đến 70 - 80 % trong tổng số đơn thư gửi đến các bộ, ngành. Tuy nhiên, các đơn thư khiếu nại tố cáo gửi đến Bộ TN&MT chủ yếu thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương do Bộ đã phân công, phân cấp cho địa phương.
Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016, cùng với việc tiếp nhận trực tiếp, việc tiếp nhận thông tin có nội dung tố cáo qua đường dây nóng cũng được đẩy mạnh; được chuyển kịp thời về địa phương để kiểm tra, giải quyết theo thẩm quyền.
Bộ đã tiếp nhận được 933 đơn, thông tin tố cáo; trong đó, có 692 đơn (chiếm 74,5%) là đơn tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực TN&MT và hầu hết các đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ (chỉ có 1 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền đã được kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo là không đúng).
Nhìn chung, công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư tố cáo đã được thực hiện tốt, không để tồn đọng, trường hợp không thuộc thẩm quyền đã được xử lý, trả lời và chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Bộ TN&MT mong muốn mọi kiến nghị, phản ánh của người dân gửi đến đều được lắng nghe, trân trọng và xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tại cuộc họp, các đơn vị đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công giải quyết tố cáo trong thời gian tới như: tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật ở địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm của doanh nghiệp; tăng cường công tác phối hợp giữa Bộ với các cơ quan khác trong giải quyết tố cáo…
Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về tố cáo như cần bổ sung quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo một số trường hợp người bị tố cáo chuyển cơ quan công tác, người bị tố cáo đã nghỉ hưu hay đã giữ vị trí công tác khác; quy định cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bổ sung quy định về những trường hợp không thụ lý giải quyết tố cáo, trong đó có việc tố cáo khi khiếu nại không đạt được mục đích; quy định vấn đề thời hiệu tố cáo; quy định cụ thể, chi tiết nội dung liên quan đến bảo vệ người tố cáo…
Bổ sung cho các quy định liên quan đến pháp luật tố cáo, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định liên quan đến bảo vệ người tố cáo và trình tự thủ tục để thực hiện hiệu quả công tác giải quyết tố cáo.
“Nhiều vấn đề bức xúc, tiêu cực nhưng người dân không dám tố cáo vì người tố cáo không được bảo vệ. Đơn thư nặc danh theo quy định của pháp luật về tố cáo thì không xem xét nhưng Bộ vẫn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị và địa phương kiểm tra, báo cáo về nội dung tố cáo trong đơn thư đó. Vì vậy, để người dân có lòng tin, dám gửi đơn thư phải có cách thức để bảo vệ được người tố cáo” - Thứ trưởng dẫn chứng.
Đồng thời, Thứ trưởng cho rằng, để giải quyết, ngăn chặn triệt để các tiêu cực, vi phạm thì cần phát huy, tăng cường tính dân chủ; phải công khai, minh bạch để mọi người được biết, được giám sát. Đây là những giải pháp cơ bản cần được cụ thể hóa để được thực hiện tốt hơn.
Bên cạnh những giải pháp đó, Thứ trưởng cho rằng, cần giải quyết “gốc” của vấn đề khiếu nại, tố cáo. Đó là phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật chuyên ngành theo định hướng kinh tế thị trường chứ không chỉ với mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đánh giá cao và ghi nhận những nỗ lực của Bộ TN&MT trong giải quyết tố cáo.
Đồng thời, nhấn mạnh những đề xuất, kiến nghị quý báu là cơ sở x xác đáng để bổ sung các quy định liên quan đến người bị tố cáo, bảo vệ người tố cáo, thời hiệu tố cáo, hình thức giải quyết đơn thư nặc danh... để hoàn thiện Dự án Luật Tố cáo trong thời gian tới.
TH
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân