Theo dõi Báo Thanh tra trên
Kim Thanh
Thứ bảy, 20/11/2021 - 08:50
(Thanh tra) - Tại Thông báo số 313/TB-VPCP ngày 19/11/2021 kết luận tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tỉnh Bình Dương
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
với những kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch năm 2021 theo các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11.
Thời gian qua, Bình Dương là tâm dịch của đợt dịch bùng phát lần thứ tư, phải thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội; kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, sức khỏe, tính mạng của nhân dân bị tác động lớn, nhiều nhà máy, doanh nghiệp dừng hoạt động, người lao động thiếu việc làm. Tuy nhiên, với những nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương, 10 tháng đầu năm 2021, tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả tích cực: nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội lũy kế 10 tháng năm 2021 của tỉnh vẫn tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,2%, thu hút đầu tư trong nước tăng 15,5% và nước ngoài đạt 1,8 tỷ đô la Mỹ, tổng thu ngân sách 10 tháng cao hơn mức bình quân của cả nước là 80,2% và đạt 89% dự toán, hoạt động xuất nhập khẩu đều tăng cao so với cùng kỳ. Các chế độ, chính sách cho người có công, đối tượng xã hội, người nghèo và công nhân lao động được triển khai thực hiện chu đáo, thực hiện rà soát tổng thể về các vấn đề liên quan đến hộ nghèo, hộ cận nghèo để có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị quan trọng được bảo vệ tuyệt đối; lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ đã phát huy vai trò tích cực trong tham gia phòng, chống dịch và hỗ trợ an sinh xã hội cho nhân dân.
Công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cũng đạt được những kết quả tích cực, đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, số ca mắc mới, số bệnh nhân nhập viện có xu hướng giảm dần, số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh, xuất viện tăng, vùng xanh được mở rộng, vùng đỏ được thu hẹp, hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 cho toàn dân, bước đầu khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới và phục hồi phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, tỉnh vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc cần có những giải pháp quyết liệt để đạt các mục tiêu đã đề ra. Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh tế - xã hội phải ngưng trệ, hệ thống cơ sở y tế bị quá tải, nhân lực y tế phải chịu nhiều áp lực, thách thức; việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu cao của các cấp, các ngành, cộng đồng và nhân dân trên địa bàn tỉnh; thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch; bồi thường, giải phóng mặt bằng nhiều dự án còn chậm tiến độ; thu ngân sách tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, chi ngân sách gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện các giải pháp đồng bộ chống dịch
Để khắc phục những hạn chế trên, Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương phải tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19; quyết liệt hành động, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo phương châm nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, bình tĩnh, kịp thời với mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết; đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vaccine, chuẩn bị thuốc điều trị cần thiết, nâng cao năng lực y tế, nhất là công tác điều trị ở cơ sở; phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh để tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, ưu tiên triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp; nhanh chóng khôi phục thị trường lao động do bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hoá thông suốt. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Xây dựng các phương án phục hồi sản xuất kinh doanh
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tỉnh chủ động xây dựng các phương án phục hồi sản xuất kinh doanh, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để phục hồi khi dịch bệnh đã được kiểm soát. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế việc ngừng hoạt động của các chuỗi sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các cơ sở dịch vụ và các hoạt động liên quan đến sinh kế của người dân.
Tăng cường phân cấp, phân quyền, gắn với cá thể hóa trách nhiệm và tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Rà soát, ưu tiên tập trung vốn cho các dự án có thể hoàn thành nhanh, đưa vào sử dụng, chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư từ dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân nhanh, kiên quyết cắt giảm những dự án không hiệu quả. Đối với các dự án hạ tầng, cần chủ động khai thác quỹ đất hiện có và giá trị gia tăng của quỹ đất khi có các dự án hạ tầng…/.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý