Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần áp dụng các hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19

Phương Anh

Thứ sáu, 28/05/2021 - 18:19

(Thanh tra) - Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 trong nước diễn biến phức tạp, lại đúng vào thời điểm một số tôn giáo ở Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra nhiều hoạt động lớn, nếu không nghiêm túc thực hiện giãn cách và áp dụng các hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến sẽ là một trong những nguy cơ lớn dẫn đến lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, cần áp dụng các hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Thanh Tuấn

Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng với báo chí về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các tổ chức tôn giáo sau khi phát hiện các ca nhiễm COVID-19 tại Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng có địa chỉ sinh hoạt tại 415/8/4 Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết, thời gian qua, các tổ chức tôn giáo đã tích cực chung tay, đồng hành với chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch COVID-19, thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao với đất nước, với Nhân dân, góp phần mang lại hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Lãnh đạo 43 tổ chức tôn giáo đã cam kết với Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ chấp hành tốt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, và thông điệp 5K của Bộ Y tế; nhiều tổ chức giáo hội đã hướng dẫn cho các tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, tín đồ hạn chế tổ chức các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo có đông tín đồ tham dự; tạm dừng hội nghị thường niên, đại hội nhiệm kỳ; chuyển sang tổ chức sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo trực tuyến, sử dụng các trang truyền thông của giáo hội và cầu nguyện online tại gia đình; thực hiện giãn cách, không tổ chức lễ hội tập trung đông người; không mời đón giáo sĩ nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là những quốc gia có dịch.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, chỉ đạo chức sắc, chức việc, tín đồ nghiêm túc, tự giác và tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của chính quyền địa phương và tích cực đóng góp, ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 với kinh phí hàng trăm tỷ đồng, trong đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ trên 200 tỷ đồng.

Thông tin về Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng cho biết, đây là một điểm nhóm Tin lành tư gia, hoạt động tôn giáo độc lập với các tổ chức Tin lành khác. Phạm vi và địa bàn hoạt động tôn giáo của Hội thánh này chỉ diễn ra tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đã đăng ký (địa chỉ số 205/2, đường số 1, phường 3, quận Gò Vấp nay là số 415/8/4 Nguyễn Văn Công, Phường 3, quận Gò Vấp) với 29 người là thành viên thường xuyên.

Khi có thông tin người nhiễm COVID-19 trong Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng, Ban Tôn giáo Chính phủ đã trực tiếp trao đổi với Ban Tôn giáo TP Hồ Chí Minh và người đứng đầu điểm nhóm, các tổ chức Tin lành trên địa bàn thành phố phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cung cấp thông tin, khai báo y tế, thực hiện công tác truy vết lịch sử dịch tễ có liên quan; chủ động rà soát và nhắc nhở các tín hữu thực hiện nghiêm các giải pháp phòng dịch COVID-19 theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

Ảnh minh họa: Internet

Về thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 của Hội này, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng khẳng định, Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng chưa thực hiện đúng tinh thần Công văn số 1988/BNV-TGCP ngày 7/5/2021 của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của chính quyền địa phương; chưa chủ động triển khai các biện pháp và chưa cập nhật văn bản và thông tin hướng dẫn phòng chống dịch của cơ quan chức năng, đặc biệt là đối với các điểm nhóm đăng ký sinh hoạt cấp cơ sở. Các vụ, đơn vị chức năng mới chỉ phổ biến, hướng dẫn đến các tổ chức tôn giáo được công nhận mà chưa quan tâm, thông tin đến các điểm nhóm tôn giáo được cấp đăng ký (nhỏ, lẻ) tại cơ sở; công tác phối hợp quản lý địa bàn cở sở có khó khăn nhất định, địa bàn rộng, điểm nhóm sinh hoạt trong ngõ sâu nên khó kiểm soát.

Theo lãnh đạo của Bộ Nội vụ, trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 trong nước diễn biến phức tạp, lại đúng vào thời điểm một số tôn giáo ở Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo lớn, như: An cư kết hạ, Vu lan của Phật giáo, Lễ hội La Vang của Công giáo, Đại lễ Hội Yến Diêu Trì Cung của đạo Cao đài, tháng chay Ramadan của người Hồi giáo và các hội nghị, đại hội nhiệm kỳ của các tổ chức tôn giáo.

“Nếu không nghiêm túc thực hiện giãn cách và áp dụng các hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến mà vẫn tổ chức và tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tập trung đông người sẽ là một trong những nguy cơ quan trọng dẫn đến lây lan dịch bệnh trong cộng đồng”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh.

Bộ Nội vụ đã hướng dẫn lãnh đạo 43 tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở thờ tự. Ngay sau khi phát hiện những ca đầu tiên của đợt dịch lần thứ 4, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 1988/BNV-TGCP ngày 7/5/2021 gửi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tổ chức và hoạt động tôn giáo.

Thông qua các hoạt động chúc mừng Giáng sinh trong Công giáo, Tin lành; chúc mừng Phật đản trong Phật giáo và các công tác tiếp xúc vận động chức sắc, tôn giáo, tín đồ tham gia bầu cử… đều hướng dẫn và yêu cầu lãnh đạo các tổ chức tôn giáo thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch, không để lây lan trong cơ sở sở tôn giáo.

Để tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo các tôn giáo thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng giao Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Ban Tôn giáo các tỉnh, thành phố, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động tấn công phòng chống dịch, đó là “đến các địa bàn trọng điểm, gặp gỡ từng chức sắc tôn giáo; rà soát từng cơ sở thờ tự, đặc biệt là các điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tôn giáo cấp cơ sở, hoạt động nhỏ, lẻ, chưa được công nhận tổ chức và các nhóm, phái tôn giáo mới… ”, để thông tin, tuyên truyền, vận động dừng các sinh hoạt tôn giáo khi dịch bệnh diễn phức tạp và có nguy cơ cao. Đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, tùy từng mức độ vi phạm, đề nghị chính quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các địa phương có dịch, đề nghị treo biển cảnh báo và cấm sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở thờ tự. Đối với các địa phương có nguy cơ lây nhiễm nhiễm cao, tạm dừng mọi sinh hoạt tôn giáo… đồng thời, thiết lập kênh liên lạc online với lãnh đạo các tổ chức tôn giáo để trao đổi, hướng dẫn chức sắc, tín đồ trong công tác phòng, chống dịch và tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 1988/BNV-TGCP ngày 07/5/2021 của Bộ Nội vụ.

Bộ Nội vụ cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố và các địa phương quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo; kiểm tra giám sát các hoạt động tôn giáo, không để tổ chức sinh hoạt tập trung đông người, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh; thu thập, củng cố vi phạm của người đứng đầu điểm Nhóm Tin lành Hội Thánh truyền giáo Phục Hưng và các cơ sở thờ tự (nếu có) để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật; không để thế lực xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động tín đồ vi phạm pháp luật, chống đối chính quyền; xuyên tạc công tác phòng, chống dịch.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm