Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 12/01/2013 - 16:20
(Thanh tra) - Ngày 12/1, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường đã tổ chức hội thảo tập huấn kiến thức, kỹ năng lấy ý kiến nhóm yếu thế đóng góp sửa đổi Hiến pháp.
Toàn cảnh hội thảo
Nói lên tiếng nói của mình
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường Lê Quang Bình cho biết, người yếu thế thường dễ bị tổn thương, ít có cơ hội được nói lên tiếng nói của mình và dễ bị bỏ quên trong quá trình tham vấn lấy ý kiến hoạch định các chính sách, pháp luật. Việc hỗ trợ các nhóm yếu thế tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp không chỉ quan trọng đối với chính các nhóm này mà còn cần thiết cho mục tiêu chung của cả xã hội. Nội dung tham vấn sẽ tập trung vào việc đưa các quyền tự do cơ bản của con người vào Hiến pháp sửa đổi.
Hội thảo là hoạt động khởi động cho chương trình tham vấn lấy ý kiến của người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội như: Người khuyết tật, người có H, người dân tộc thiểu số, lao động di cư, người đồng tính, song tính và chuyển giới, phụ nữ… nói lên tiếng nói của mình để đóng góp cho quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Chương trình sẽ được tổ chức trong 3 tháng, từ tháng 1 - 3/2013, sau đó tiếp tục được duy trì cho đến cuối năm 2013 khi Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự kiến sẽ được xem xét thông qua. Đây là sáng kiến của các tổ chức phi Chính phủ hoạt động vì quyền con người, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia đóng góp ý kiến cho Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992 của Quốc hội, Bộ Chính trị.
Chị Lý Thị Tùng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai chia sẻ: Trước đó, tôi không hề biết về Dự thảo Hiến pháp, mặc dù cũng nghe trên ti vi nói nhưng không biết nội dung cụ thể như thế nào. Hơn nữa, ở xã nhiều người cũng không biết nếu góp ý thì gửi cho ai. Được mời xuống Hà Nội dự tập huấn tôi rất mừng để có thể biết về phổ biến cho người dân trong xã.
Thể hiện trách nhiệm của công dân
Tại hội thảo TS Nguyễn Văn Thuận, Thường trực Ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 đã chia sẻ những thông tin thiết yếu về sửa đổi Hiến pháp, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, cũng như cơ chế bảo hiến được quy định trong bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp.
“Người yếu thế đều là con người, đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Mọi ý kiến đóng góp của người dân đều phải được lắng nghe, tinh thần chung là không hình thức trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp” - TS Nguyễn Văn Thuận khẳng định.
Theo TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Hiến pháp không loại trừ bất cứ đối tượng nào, không phân biệt gái, trai, giàu nghèo, người ở nước ngoài... Nhưng, trong xã hội có những đối tượng thiệt thòi, khó nêu lên ý kiến của mình. Các tổ chức phi Chính phủ tổ chức lấy ý kiến nhóm yếu thế đóng góp sửa đổi Hiến pháp góp phần quan trọng vì giúp không bỏ sót, không lãng quên bất cứ đối tượng nào. “Những người yếu thế đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp chính là thể hiện trách nhiệm của một công dân. Mặt khác, người yếu thế hơn ai hết hiểu được bản thân họ để đưa ra những tâm tư, nguyện vọng đóng góp ý kiến bảo đảm các quyền của họ. Từ đó, Hiến pháp không là sản phẩm của một ai, của nhóm người nào mà là của toàn xã hội, mang đầy đủ hơi thở cuộc sống”, TS Đinh Xuân Thảo nói.
TS Đinh Xuân Thảo cũng nhấn mạnh, Hiến pháp là khế ước xã hội. Nhân dân là chủ thể quyền lực Nhà nước và cũng là chủ thể xây dựng Hiến pháp. Nhân dân trao cho 1 nhóm người đại diện xây dựng Dự thảo, sau đó xem bản Dự thảo đó đã hoàn thiện chưa trước khi mang ra Quốc hội. Từng người dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bản Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp là đang thể hiện chủ quyền lực Nhà nước.
Cũng tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Thuận và TS Nguyễn Xuân Thảo đã giải đáp những thắc mắc, băn khoăn về việc làm thế nào để bảo đảm dân chủ, hiệu quả trong quá trình lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của nhân dân.
TS Nguyễn Văn Thảo lưu ý, những người yếu thế đóng góp ý kiến thông qua 4 kênh: Mặt trận Tổ quốc; Đoàn Đại biểu Quốc hội; báo, đài Trung ương, địa phương và tổ chức xã hội. Để đóng góp hiệu quả thì cần thể hiện đầy đủ, cụ thể, chính xác, nêu rõ ý kiến xem điều đó quy định đã phù hợp hay chưa.
Hồng Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân