Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/11/2014 - 11:04
(Thanh tra) - Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, những ý kiến băn khoăn về tình hình xuất siêu không hoàn toàn đáng mừng, có phản ánh đúng tình hình hiện nay... không phải không có lý. Nhưng, tỷ lệ nhập siêu đi xuống và sẽ về đích cân bằng cán cân thương mại trước 2020.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng. Ảnh: Thảo Nguyên
+ Trạng thái xuất siêu tiếp tục được “lặp lại” trong năm thứ ba liên tiếp khi 10 tháng đầu năm nay, xuất siêu đạt gần 1,9 tỷ USD, tuy nhiên vẫn có nhiều mối lo ngại cho rằng chưa bền vững. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Trên thực tế, từ năm 2010 - 2011, nhập siêu vẫn diễn ra, tuy nhiên từ năm 2012 đến nay tình hình có thay đổi. Nói chúng ta đã xuất siêu thì hơi sớm, nhưng chúng ta có thể cân bằng được cán cân thương mại. 10 tháng đầu năm, chúng ta xuất siêu 1,87 tỷ USD, dự báo cả năm xuất siêu 1,2 - 1,5 tỷ USD, đây là tín hiệu phấn khởi.
Vừa qua có nhiều ý kiến băn khoăn về tình hình xuất siêu không hoàn toàn đáng mừng, có ổn định không, có phản ánh đúng tình hình hiện nay không... những câu hỏi này không phải không có lý.
Tuy nhiên, nhìn lại có thể thấy rằng, trong gần 3 năm qua chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ liên quan đến xuất nhập khẩu như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong, ngoài nước để doanh nghiệp ổn định tăng trưởng sản xuất. Từ đó, khả năng cạnh tranh hàng hóa cũng tăng lên, tìm kiếm, củng cố những thị trường hiện có và mở thêm những thị trường mới, điều này rất quan trọng.
Vì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể có lợi thế như công ty mẹ ở nước ngoài, có sẵn thị trường nên phần lớn những doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam xuất khẩu theo đơn đặt hàng, theo thị phần đã có mà công ty mẹ dành cho. Còn doanh nghiệp trong nước lại khác nên bàn tay của Nhà nước rất quan trọng trong công tác xúc tiến thương mại.
Chúng ta cũng thực hiện kiểm soát nhập khẩu hợp lý. Do đó, chúng ta bắt buộc phải nhập thiết bị phụ tùng, nguyên vật liệu cần thiết. Còn một số mặt hàng chưa thiết yếu chúng ta kiểm soát nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế và phù hợp với luật pháp. Chúng ta không thể cấm nhập khẩu mà có thể dùng biện pháp không ai có thể phản đối. Ví dụ như dùng các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa; vận động ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; tăng cường năng lực sản xuất trong nước để thay thế hàng hóa lâu nay phải nhập khẩu.
Vớt tất cả những biện pháp trên nên tình hình thương mại có những bước cải thiện. Thêm vào đó, hoạt động của thị trường, nhu cầu bên ngoài dự báo (cũng có lúc khả năng thực tế vượt dự báo xuất hiện những yếu tố trong ngắn hạn chưa nhìn thấy) góp phần làm cho xuất khẩu tích cực hơn, kiểm soát nhập khẩu tích cực hơn.
+ Nhiều chuyên gia nhận định, nhập siêu có chiều hướng quay trở lại trong năm 2015 nhiều hơn là xuất siêu?
- Theo tính toán phải đến năm 2020 chúng ta mới cân bằng được cán cân thương mại và năm 2015 vẫn nhập siêu khoảng 10,2% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Vậy, tại sao, chúng tôi lại trình Quốc hội chỉ tiêu tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%?
Điểm lại các chuỗi chỉ tiêu về nhập siêu từ năm 2012 trở lại đây, một mặt chúng ta đã đạt chỉ tiêu cân bằng cán cân thương mại sớm hơn thời điểm 2020. Mặt khác, qua từng năm kế hoạch trình Quốc hội về chỉ tiêu xuất nhập khẩu và nhập siêu thì năm sau tỷ lệ nhập siêu thấp hơn năm trước.
Tôi cho rằng, tỷ lệ nhập siêu đi xuống và sẽ về đích cân bằng cán cân thương mại trước 2020. Còn con số 5% là do những biện pháp tích cực sử dụng trong thời gian qua nên cán cân được cải thiện.
Tại kỳ họp này, Quốc hội thảo luận rất kỹ, chúng ta vẫn phải đầu tư, không thể thấp. Với những dấu hiệu tích cực của kinh tế năm 2014, xu hướng bên ngoài, chúng tôi tin rằng bức tranh chung của nền kinh tế sẽ có nhiều điểm sáng hơn.
Tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh có bước thay đổi theo hướng tích cực hơn so với những năm trước. Vì vậy, nhập khẩu máy móc thiết bị nguyên vật liệu sẽ tăng lên, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn nhiều so với năm 2014.
Trong khi đó, xuất khẩu năm 2015 không có đột biến vì một số mặt hàng có lợi thế của Việt Nam đã đến ngưỡng như gạo, cà phê, hạt tiêu… không có sự xê dịch nhiều, đó là chưa nói đến sự bấp bênh về giá. Một số mặt hàng công nghiệp như dầu thô cũng đã khai thác đến ngưỡng không thể xuất khẩu nhiều hơn. Những mặt hàng của doanh nghiệp FDI gần đây có sự tăng trưởng đột biến như điện thoại di động, điện tử tốc độ tăng trong năm 2015 sẽ tăng chậm lại.
Xuất khẩu tăng 10% nhưng khả năng nhập khẩu sẽ tăng nhiều hơn con số đó (năm 2014 tăng 12% và năm 2015 có thể là 14%). Con số nhập siêu 5% cũng có sự tính toán, tuy nhiên chúng tôi vẫn đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu đạt mức cao nhất, duy trì nhập khẩu để càng rút ngắn thời gian để cân bằng cán cân thương mại.
+ Như ông phân tích, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản của Việt Nam đã đến ngưỡng. Vậy làm thế nào để hạn chế xuất khẩu thô, tăng giá trị gia tăng?
- Tôi cho rằng, trước hết phải xem lại cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Chúng ta xuất khẩu gạo 1 năm 7 - 8 triệu tấn nhưng giá không thuận lợi, nguyên nhân là do chất lượng. Trong cơ cấu phải lựa chọn loại nào để có chất lượng cao hơn (có thể năng suất thấp hơn) để bù lại giá và khả năng chịu cạnh tranh ít hơn. Lúa cấp thấp khá nhiều nước đã sản xuất như Campuchia, Myanmar, Bangladesh…. Chúng ta không thể tiếp tục sản xuất gạo cấp thấp mà phải có hướng đổi mới cơ cấu giống.
Một số mặt hàng khác như tôm, cá khả năng mở rộng, nâng sản phẩm lên vẫn có nhưng khi chúng ta mở rộng diện tích nuôi trồng phải tính toán đến bài toán quy hoạch, nếu không sẽ dẫn đến có thời điểm tiêu thụ bị ảnh hưởng, giá tụt xuống. Nếu thâm canh năng suất quá cao và quay vòng sản xuất trong 1 năm lớn thì khả năng dịch bệnh dễ xảy ra.
Việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp liên quan rất nhiều đến vấn đề quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, tác động của khoa học kỹ thuật. Thêm vào đó, công nghiệp chế biến cần quan tâm để giảm dần xuất khẩu thô, gia tăng giá trị hàng hóa.
+ Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyên
(Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
N. Phó
16:05 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh