Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Quốc phòng: Quản lý người nước ngoài ở nơi có khu quân sự chưa chặt chẽ

Hương Giang

Thứ sáu, 26/05/2023 - 17:22

(Thanh tra) - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết, công tác quản lý người nước ngoài cư trú ở một số địa phương, khu vực có liên quan đến công trình quốc phòng và khu quân sự chưa chặt chẽ…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang. Ảnh: P.Thắng

Chiều 26/5, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự trước Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Phan Văn Giang, sau 28 năm thực hiện, Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994 bộc lộ những vướng mắc, bất cập, một số nội dung chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

“Một số nội dung quy định về hạn chế quyền con người, quyền công dân tại pháp lệnh nói trên không phù hợp với quy định của Hiến pháp”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nói.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, việc xác định phạm vi, ranh giới bảo vệ của công trình quốc phòng và khu quân sự chưa được quy định cụ thể, rõ ràng; còn xảy ra hiện tượng lấn chiếm, xâm canh trái phép vào phạm vi được giao quản lý, bảo vệ.

Công tác phối hợp giữa các địa phương với Bộ Quốc phòng và các đơn vị quân đội trong xác định phạm vi, ranh giới để tổ chức quản lý, bảo vệ chưa được triển khai đồng bộ.

Ông Giang đề cập tới tình trạng xây dựng các quy hoạch, cấp phép hoạt động ở một số dự án phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý người nước ngoài cư trú ở một số địa phương, khu vực có liên quan đến công trình quốc phòng và khu quân sự chưa chặt chẽ…

“Những bất cập nêu trên đặt ra yêu cầu phải xây dựng luật để tạo cơ sở pháp lý cao hơn và giải quyết kịp thời các vướng mắc, bất cập thực tế phát sinh”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới. Ảnh: P.Thắng

Ở góc độ cơ quan thẩm tra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới, ủy ban này nhất trí về sự cần thiết ban hành luật.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng công trình quốc phòng và khu quân sự phần lớn gắn liền với đất đai, hiện nay ở một số địa phương đang còn xảy ra lấn chiếm, tranh chấp.

Báo cáo thẩm tra dẫn báo cáo của Bộ Quốc phòng năm 2022 nêu, tình hình vi phạm, xâm phạm công trình quốc phòng và khu quân sự ngày càng phức tạp, tình trạng lấn chiếm, chồng lấn đất quốc phòng vẫn diễn ra. Còn hơn 600 điểm đất quốc phòng liên quan đến tranh chấp, lấn chiếm, cấp chồng chưa giải quyết xong.

Việc giải quyết gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, cơ quan thẩm đề nghị cần nghiên cứu các nội dung về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự để quy định cụ thể, rõ ràng, bảo đảm tính khả thi; đồng thời, có giải pháp đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hạn chế tối đa các vướng mắc phát sinh.

Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để bảo đảm thống nhất với các luật có liên quan; đồng bộ, thống nhất với các dự án luật đang được Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ban hành mới.

“Nghiên cứu bổ sung 1 điều quy định về điều khoản chuyển tiếp để xử lý những vấn đề tồn đọng, bảo đảm tính khả thi”, theo Chủ nhiệm Lê Tấn Tới.

Với 6 thương, 34 điều, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho hay, nội dung dự thảo luật được xây dựng trên cơ sở 4 nhóm chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 50 ngày 13/6/2022 và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 22 ngày 28/02/2022, gồm:

Chính sách 1: Hoàn thiện quy định về xác định phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; nội dung quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Chính sách 2: Chế độ quản lý, bảo vệ đối với khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn, vành đai an toàn kho đạn dược, hành lang an toàn kỹ thuật hệ thống anten quân sự của các công trình quốc phòng và khu quân sự.

Chính sách 3: Chuyển đổi mục đích sử dụng, phá dỡ, di dời công trình quốc phòng và khu quân sự.

Chính sách 4: Chính sách đối với địa phương, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn, khu vực bị ảnh hưởng do yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm