Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 22/07/2020 - 21:13
(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, vụ chuyên môn của Văn phòng Chính phủ (VPCP) phải đôn đốc xem văn bản như thế nào. Còn chỉ ngồi phòng lạnh "chờ" văn bản đến thì chẳng khác nào làm công việc của văn thư cao cấp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
Chiều ngày 22/7, Tổ Công tác của Thủ tướng làm việc với các bộ về tình hình xây dựng, trình ban hành văn bản quy định chi tiết luật đã có hiệu lực pháp luật và sẽ có hiệu lực pháp luật từ 1/1/2021.
Các bộ, ngành còn nợ đọng 26 văn bản
Mở đầu buổi làm việc, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng; Thủ tướng xác định hoàn thiện thể chế là then chốt, là khâu đột phá để đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải quan tâm, tập trung nguồn lực ưu tiên hàng đầu cho công tác hoàn thiện thể chế.
“Thủ tướng nhiều lần chỉ đạo Bộ trưởng phải quyết liệt và trực tiếp chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng, trình các văn bản quy định chi tiết cụ thể hóa các luật và chịu trách nhiệm về tiến độ và chất lượng văn bản”, ông Dũng nhấn mạnh.
Theo Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng, hiện các bộ ngành còn nợ đọng 26/54 văn bản chiếm 48,1%, tăng 8 văn bản so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, Bộ Nội vụ 7, Bộ Tài chính 6, Bộ Công an 5; Bộ Giáo dục Đào tạo 3; các Bộ Quốc phòng, Tư pháp, Văn hoá Thể thao Du lịch, Công thương và Thanh tra Chính phủ mỗi bộ, ngành nợ 1 văn bản. Ngoài ra còn có 49 văn bản hướng dẫn luật, pháp lệnh, nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2021.
"Như vậy, từ nay đến cuối năm, các bộ, ngành phải trình Chính phủ, Thủ tướng ban hành 75 văn bản. Đây là một khối lượng rất lớn, đòi hỏi các bộ, ngành phải quyết liệt khẩn trương", Chủ nhiệm VPCP nói.
Lỗi chậm do đâu?
Tại buổi làm việc, ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ, cho biết, trong 7 văn bản chậm tiến độ có Dự thảo Nghị định quy định về xử lý cán bộ công chức viên chức. Thời hạn trình dự thảo nghị định này là 15/4, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ngày 1/5, đến nay đã hoàn thiện và dự kiến chậm nhất trình Thủ tướng trước 25/7.
Nói về sự chậm trễ này, ông Tuấn cho biết, trong văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có yêu cầu xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Trong 1 tháng vừa qua, Bộ Nội vụ vừa xin ý kiến các bộ, ngành, vừa hoàn thiện dự thảo.
“Chậm như thế này là lỗi tại VPCP hay tại Bộ Nội vụ?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng hỏi.
Ông Tuấn cho rằng, nói lỗi của ai rất khó. Bởi vì Bộ trình chậm nửa tháng nhưng khi lên đến Chính phủ gần 1 tháng sau mới có ý kiến chỉ đạo để lấy ý kiến các bộ, ngành.
Với các dự thảo nghị định còn lại, theo ông Tuấn, có một văn bản đã trình, đa số dự thảo còn lại Bộ Nội vụ hứa trình Chính phủ trong vòng 7 ngày tới.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, xây dựng nghị định quy định về xử lý cán bộ công chức viên chức chậm là rất khó.
“Từ trước nay chúng ta chưa có nghị định xử lý cán bộ, đặc biệt trong bối cảnh để xử lý các đồng chí nguyên lãnh đạo vi phạm. Đây là vấn đề vừa rồi rất vướng, qua thực tiễn mới xây dựng thể chế. Cái này chậm có lý do”, Chủ nhiệm VPCP lý giải.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị VPCP báo cáo rõ lý do vì sao hầu hết các văn bản Bộ Nội vụ trình lại nằm ở VPCP lâu như thế.
“Cái nào sai mình phải nhận không để các bộ nói VPCP làm rất lâu”, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng nêu rõ.
Chỉ ngồi chờ văn bản đến thì chẳng khác nào “văn thư cao cấp”
Sau khi nghe đại diện Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ báo cáo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đặt câu hỏi: “VPCP biết lỗi tại đâu không? Bộ người ta gửi từ 1/5 mà vụ nói 5/5 mới nhận. Văn bản đi kiểu gì mà mất 4 ngày mới lên tới VPCP. Bây giờ, VPCP phi giấy tờ, đã điện tử hóa hết rồi không thể nào nói điện tử nhưng 4,5 ngày văn bản mới đến VPCP".
Ngoài ra, Bộ trưởngg lưu ý, VPCP đã gửi lại văn bản sau khi có ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực từ 24/6 đến nay 22/7 là gần tròn 1 tháng, vậy chúng ta cứ ngồi đây chờ.
"Phải đôn đốc xem văn bản như thế nào. Lẽ ra văn bản hôm nay là vụ phải báo cáo chi tiết nằm chỗ nào? Lỗi tại vụ ngồi sẵn trong phòng lạnh ngại ra ngoài nắng nóng. Tôi muốn nói trong phối hợp, đôn đốc thì vụ chuyên ngành rất quan trọng, nhanh hay không là ở đấy. Có những vụ ở VPCP làm rất nhanh, có vụ cứ anh trả lúc nào tôi trình lúc đó, không có đôn đốc, chẳng khác nào làm công việc của văn thư cao cấp. Như thế là không đúng", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.
Bộ trưởng yêu cầu Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ rút kinh nghiệm và kết lại việc chậm trễ 7 nghị định của Bộ Nội vụ trách nhiệm này là lỗi tổng hợp cả VPCP và Bộ Nội vụ.
“VPCP là do Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ, năm nay thi đua thì đừng có đề xuất gì. Để nợ đọng như này là không được. Tôi đã nhắc việc này ít nhất 3 lần”, Bộ trưởng gay gắt.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương