Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bổ sung tiền viện trợ của nước ngoài vào dự toán ngân sách phải trình Quốc hội quyết

Hương Giang

Thứ ba, 15/03/2022 - 13:18

(Thanh tra) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, việc bổ sung hơn 5.630 tỷ đồng tiền viện trợ của nước ngoài vào dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, 2021 thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Sáng ngày 15/3, tiếp tục Phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về viêc bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (nguồn chi thường xuyên) năm 2020 và năm 2021.

Theo 2 tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm 2020, khoản viện trợ không hoàn lại của nước ngoài là hơn 1.413 tỷ đồng đã được các cơ quan Trung ương thực nhận nhưng chưa có dự toán được giao. Tương tự, số vốn viện trợ đã tiếp nhận trong năm 2021 là khoảng 10.558 tỷ đồng.

Theo ông Phớc, đây là các khoản “tăng thu”, thẩm quyền quyết định là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung dự toán ngân sách trung ương nguồn viện trợ nước ngoài (chi thường xuyên) năm 2020 hơn 1.413 tỷ đồng và năm 2021 hơn 4.217 tỷ đồng.

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến Ủy ban này cho rằng, về thẩm quyền, Chính phủ cần phải trình việc này ra Quốc hội để quyết định chứ không phải Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Luật Ngân sách Nhà nước đã quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định dự toán ngân sách hằng năm, do vậy, chỉ Quốc hội có thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán đối với các khoản chưa có trong dự toán.

“Việc Chính phủ xác định đây là số tăng thu và thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là chưa phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước”, ông Cường nói.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Đ.X

Giải trình thêm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, các khoản viện trợ mà Chính phủ đề nghị bổ sung vào dự toán đều “rất minh mạch”, và việc bổ sung này “chủ yếu là thủ tục thôi”.

“Khoản nho nhỏ thế này mà trình ra Quốc hội thì nó thế nào ấy”, ông Phớc nêu quan điểm và cho rằng, chỉ nên trình để Quốc hội quyết những quyết sách lớn, còn những khoản như thế này đều được báo cáo thường xuyên, minh mạch, quản lý chặt chẽ thì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Không đồng tình với ông Phớc, Chủ tịch Quốc hội nói rõ, theo pháp luật về ngân sách thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết định việc này.

“Không thể cứ khi nào có khoản viện trợ thì Chính phủ lại đi báo cáo bổ sung vào dự toán. Như thế Chính phủ làm không hết mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không nghe”, ông Huệ nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, theo ông Vương  Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có thẩm quyền quyết mà chỉ chuẩn bị ý kiến trình Quốc hội quyết.

Ở vị trí điều hành phiên họp, kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất Chính phủ chuẩn bị trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để trình Quốc hội xem xét quyết định theo đúng thẩm quyền.

Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế chưa phân bổ 1.416 tỷ đồng

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho biết, các cơ quan Trung ương và địa phương đề nghị bổ sung dự toán năm 2021 là 5.633,777 tỷ đồng. Sau khi giảm trừ 1.416 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của ngân sách trung ương nhưng chưa được Bộ Y tế phân bổ chi tiết, Chính phủ kiến nghị bổ sung dự toán hơn 4.217 tỷ đồng.

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chưa phân bổ chi tiết số vốn 1.416 tỷ đồng đã được Quốc hội phê duyệt giao dự toán chi thường xuyên nguồn viện trợ của ngân sách Trung ương năm 2021.

Ngoài ra, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ số liệu chênh lệch giữa số đề nghị bổ sung dự toán (5.633 tỷ đồng) với số đã tiếp nhận  (khoảng 10.558 tỷ đồng).

Chính phủ trình bổ sung dự toán năm 2020 và xác định đây là khoản viện trợ phát sinh trong năm, song báo cáo quyết toán niên độ ngân sách nhà nước năm 2019 đã xác nhận khoản thu, chi này.

Như vậy, khoản hơn 1.413 tỷ đồng đã phát sinh từ năm 2019, không phải là khoản phát sinh trong năm 2020, nhưng đến năm 2022 mới báo cáo bổ sung dự toán và phân bổ khoản chi này là quá chậm (gần 4 năm).

“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương xác định rõ trách nhiệm trong việc không tuân thủ quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đồng thời, báo cáo rõ về số liệu chênh lệch 195 tỉ đồng so với Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2019”, ông Cường nói. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm