Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 04/12/2024 - 15:05
(Thanh tra) - Bộ Nội vụ vừa có tờ trình gửi Bộ Tư pháp thẩm định Dự thảo Nghị định Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội nghỉ công tác.
Ảnh minh hoạ: IT
Dự kiến, dự thảo nghị định sẽ trình Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Nghị định này quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện) và ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) nghỉ công tác.
Dự thảo đề xuất cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và được cấp thẩm quyền đồng ý được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm một số chế độ, cụ thể:
Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; Được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019; Được trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân cho tổng số 20 năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân.
Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ, đối với cán bộ xếp lương chức vụ, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm đủ 48 tháng thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu, thời gian nâng bậc lương trước thời hạn là 12 tháng.
Đối với cán bộ xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ và còn thiếu từ 1-12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng.
Cũng theo dự thảo Nghị định, tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng thực lĩnh liền kề trước khi nghỉ hưu.
Tiền lương tháng thực lĩnh được tính, theo dự thảo bao gồm: Mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp trách nhiệm đối với ủy viên các cấp (nếu có).
Tiền lương bình quân được xác định bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Về thời gian thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm như trên, theo dự thảo là trước đại hội hoặc trước thời điểm bầu cử không quá 12 tháng và chậm nhất sau đại hội hoặc kết thúc bầu cử 1 tháng.
Đối với cán bộ không tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 24 tháng công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu, nếu không bố trí được vị trí công tác phù hợp thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu.
Những cán bộ này, trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp trách nhiệm đối với ủy viên các cấp (nếu có).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 8/4/2025, UBND tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng còn lại năm 2025.
Trung Hà
(Thanh tra) - Bà Nguyễn Thị Thu Trinh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và ông Phạm Xuân Bách, Bí thư Thị ủy Kiến Tường được Ban Bí thư chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An.
Thu Huyền
T. Minh
T. Minh
Hương Giang
Hương Giang
Hải Hà
Bùi Bình
Hải Hà
Hương Trà
Thái Hải
Bảo Anh
Trung Hà
Hải Hà
Đông Hà
Chính Bình
Trần Quý
Trung Hà