Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 18/12/2019 - 15:29
(Thanh tra) - Nắm bắt xu thế toàn cầu về áp dụng công nghệ tiên tiến trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có những bước chuẩn bị quan trọng, chú trọng tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào mọi hoạt động, hướng tới phát triển ngành điện ngày càng hiện đại, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, chất lượng ngày càng cao và hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhằm quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, cung cấp đủ điện chất lượng cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ khách hàng, những năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào mọi hoạt động của mình. Đây cũng là một bước chuẩn bị quan trọng thích ứng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị trực thuộc đang quản lý hàng chục nhà máy điện với đủ các loại hình từ thủy điện, nhiệt điện than, tuabin khí, diezel, năng lượng tái tạo...; EVN cũng quản lý hàng trăm nghìn km đường dây, trạm biến áp các loại từ cấp điện áp 0,4 kV đến siêu cao áp 220/500kV trải dài trên khắp cả nước, có kết nối với khu vực. Hệ thống điện của Việt Nam đã đứng thứ 27 trên thế giới và đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á.
Để quản lý vận hành hệ thống điện lớn, phức tạp, đáp ứng yêu cầu cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hôi với mức tăng trưởng bình quân trên 10%/năm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng thích ứng với nền kinh tế thị trường trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập toàn cầu. Trong nhiều năm qua, EVN đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới ở tất cả các khâu, các lĩnh vực với mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiện đại hoá lưới điện; nâng cao hiệu suất vận hành các nhà máy điện, các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện…
Trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, Tập đoàn đã nâng cấp và khai thác có hiệu quả các hệ thống phần mềm dùng chung phục vụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh như: hệ thống E-Office, quản lý khách hàng dùng điện; phần mềm quản lý tài chính, vật tư; hóa đơn điện tử; Kho dữ liệu đo đếm; hệ thống phần mềm quản lý đầu tư xây dựng, quản lý kỹ thuật lưới điện và nguồn điện; phần mềm quản lý nhân sự...
Đối với hoạt động khoa học công nghệ, các đơn vị trong Tập đoàn thực hiện nhiều đề tài và sáng kiến có tính ứng dụng cao phục vụ trực tiếp sản xuất. Điển hình như sản xuất thử nghiệm thiết bị đầu cuối (RTU) cho các nhà máy điện; Nghiên cứu đánh giá tính ổn định về đo lường và đề xuất chu kỳ thực hiện kiểm định phù hợp với công tơ điện xoay chiều; Nghiên cứu mô phỏng và phân tích các đặc tính quá độ của cáp ngầm cao áp (từ 110kV trở lên) có xét đến ảnh hưởng của thông số các lớp cách điện và bảo vệ; Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bộ thiết bị thực hành hiệu chỉnh công tơ số; Nghiên cứu phương pháp giám sát dòng rò cách điện đường dây và chế tạo thiết bị giám sát, ghi lưu dòng rò từ xa theo thời gian thực (online)...
Trong các nhà máy điện, các công nghệ kiểm soát khí thải, giám sát online, ứng dụng công nghệ Composite bảo vệ bề mặt các hệ thống thiết bị nhà máy nhiệt điện đốt than hay công nghệ bê tông đầm lăn được áp dụng rộng rãi, triệt để.
Thực tế cho thấy, năng lực nội tại về KHCN của Tập đoàn ngày càng được cải thiện, nâng cao, từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng và đầu tư xây dựng. EVN đã đầu tư xây dựng và mua sắm nhiều thiết bị cho các phòng thí nghiệm trọng điểm cao áp, phòng thí nghiệm thuỷ lực; phòng thí nghiệm sét Gia Sàng; phòng thí nghiệm chất đốt và khí sinh học...
Đặc biệt, năm 2017, với chủ đề “Đẩy mạnh KHCN”, EVN đã có bước đột phá với những thành tích ấn tượng. Hàng loạt trung tâm điều khiển xa và TBA không người trực được đưa vào vận hành, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, tăng năng suất lao động. Tập đoàn cũng đã cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến, đánh dấu bước tiến lớn của EVN trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đồng thời thể hiện hình ảnh một tập đoàn kinh tế nhà nước, hướng tới sự chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số, phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong việc thực hiện hiện đại hóa các dịch vụ công, đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế số.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành Điện Việt Nam đã và đang ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại trong mọi khâu, mọi lĩnh vực như: Hệ thống điều khiển xa, hệ thống SCADA, lưới điện thông minh… Các hoạt động khoa học công nghệ của EVN đã góp phần tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của Tập đoàn.
Trên thực tế, qua việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhiều năm qua, EVN đã đưa vào hàng chục nghìn MW công suất nguồn, hoàn thành đóng điện hàng nghìn công trình lưới điện từ 110-500kV. Đảm bảo cung cấp điện cho các phụ tải một cách an toàn; giảm tổn thất điện năng còn 7,7%; thời gian mất điện của khách hàng bình quân (SAIDI) giảm 25,1%; giảm 23% tần suất mất điện kéo dài bình quân (SAIFI). Thời gian giải quyết cấp điện đối với lưới trung áp bình quân là 6 ngày, góp phần đưa Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đứng ở vị trí 36. Năng suất lao động SXKD điện tăng trên 10%/năm. Mức độ hài lòng khách hàng đạt trên 8 điểm.
Để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016-2020, Đảng uỷ EVN đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/ĐU về phát triển Khoa học công nghệ (KHCN) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó phấn đấu đến năm 2030 hầu hết các lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ khách hàng phải đạt trình độ tiên tiến thế giới, đáp ứng được các yêu cầu của một nước công nghiệp.
Để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu trên, Đảng ủy EVN đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp bao gồm (1) Đổi mới tư duy, nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể; phát huy sáng kiến, sáng tạo trong phát triển, ứng dụng KHCN. (2) Tập trung nguồn lực phát triển, ứng dụng công nghệ nguồn và lưới điện hiện đại, hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, bảo vệ môi trường; ứng dụng rộng rãi công nghệ tiện ích cao trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng. (3) Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ KHCN. Trong đó, thành lập trung tâm đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, ứng dụng KHCN của EVN; tổ chức lại các đơn vị sản xuất sản phẩm, thiết bị điện; nghiên cứu tổ chức bộ phận quản lý KHCN, hoặc hệ thống mạng lưới cán bộ quản lý KHCN tại các đơn vị. (4) Xây dựng lộ trình thích hợp và xác định thứ tự ưu tiên những nhiệm vụ trọng tâm. Trong năm 2017, 2018, tập trung ưu tiên hoàn thiện về tổ chức, quản lý; quản trị, điều hành; sản xuất vận hành, đầu tư xây dựng; kinh doanh dịch vụ khách hàng. Các năm 2019, 2020, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh và nghiên cứu xây dựng hạ tầng cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh; nghiên cứu nâng cấp, thay thế, loại bỏ các thiết bị có công nghệ lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường; hoàn thành hệ thống quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ theo cấp độ 4 của dịch vụ công theo quyết định 31 của Thủ tướng Chính phủ.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024(Thanh tra) - Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia phát hiện một nhân sự của Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc sử dụng bằng cấp giả mạo. Với hành vi này, tổ chuyên gia đã kết luận Công ty TNHH Xây dựng Gia Phúc Lộc đã có hành vi gian lận theo khoản 4, Điều 16 của Luật Đấu thầu năm 2023.
Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình