Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Thứ năm, 09/03/2023 - 15:29
(Thanh tra) - Thất vọng, xen lẫn lo âu, đó là tâm trạng chung của 13 hộ dân xã Đoàn Kết khi biết huyện Vân Đồn đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh tách phần diện tích họ đang quản lý, sử dụng ra khỏi ranh giới giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án (D.A) khu xen kẹp cảng hàng không sau gần 6 năm ngậm ngùi ngóng trông, chờ đợi…
Căn bếp đã bị xuống cấp trầm trọng của gia đình bà Nguyễn Thị Thủy. Ảnh: Trọng Tài
Tìm hiểu thực tế, PV được biết, đây là những hộ còn lại của 3 thôn (Cây Thau, thôn Giữa, Đồng Cậy), nay sáp nhập thành thôn Khe Mai thuộc xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn.
Các hộ nằm rải rác, “lọt thỏm” giữa một bên là Cảng Hàng không Vân Đồn và một bên là đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Lối duy nhất vào nhà là con đường gom dải đá dăm gồ ghề, bụi mù, chạy sát cạnh hàng rào sắt của cảng hàng không.
Cuộc sống hiện tại của đa số gia đình đều rất khó khăn do đất nông nghiệp không thể sản xuất, canh tác; công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.
Trong ngôi nhà nằm giữa um tùm cây cối, với nhiều công trình sinh hoạt đã xuống cấp trầm trọng, bà Nguyễn Thị Thủy, đại diện cho 13 hộ dân khu xen kẹp cho PV biết, xung quanh nhà, các hộ đều đã được bồi thường, GPMB và chuyển đi hết. Chỉ còn gia đình bà với 3 thế hệ bám trụ ở lại vì không biết đi đâu, về đâu.
Theo bà Thủy, chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước, từ khi có Thông báo thu hồi đất số 197, ngày 21/4/2017 của UBND huyện Vân Đồn, tất cả các hộ bị ảnh hưởng bởi D.A đã chấp nhận đình chỉ, dừng việc xây dựng, sử dụng đất để phục vụ công tác GPMB.
Sau khi có thông báo, UBND huyện cũng đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tiến hành đo đạc, kiểm đếm, lập phuơng án đền bù, bố trí tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng phải di dời.
Tuy nhiên sau đó, việc tiến hành để thực hiện các bước tiếp theo có chiều hướng lắng xuống và chậm lại, không sôi nổi, quyết liệt như ban đầu. Sự im lặng của D.A kéo dài suốt 2 năm. Vì vậy, các hộ dân trong D.A đã kiến nghị nhiều lần tới các cơ quan chức năng, đề nghị tiếp tục thực hiện việc thu hồi đất.
Năm 2019, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh, huyện Vân Đồn đã tiến hành giải quyết được cho 116/129 hộ; các hộ này đều đã di dời đến nơi ở mới với nhà cửa kiên cố. “Tại sao, 13 hộ chúng tôi lại bị bỏ lại, không được giải quyết dứt điểm như những hộ khác; trong khi, tất cả cùng một D.A, cùng một quyết định thu hồi đất, phương án cùng một thời điểm?” - bà Thủy thắc mắc.
Trong tâm trạng bức xúc, bà Thủy cũng chia sẻ thêm, đằng đẵng gần 6 năm qua, các gia đình phải khổ cực chống chọi, không được tu bổ, xây dựng mới và đình chệ tất cả các mục tiêu đã đề ra.
Do ảnh hưởng bởi D.A, cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông bị xáo trộn, cắt đứt, phá vỡ; ruộng vườn nhiều nơi bỏ hoang, không canh tác được vì hệ thống tưới tiêu, kênh mương nội đồng bị vùi lấp và san phẳng; nhà cửa với các công trình bị xuống cấp trầm trọng.
“Chúng tôi đang phải sống một cuộc sống khổ sở và chồng chất những khó khăn; thường trực hàng ngày là tâm trạng lo âu, sợ sệt bởi tính mạng bị rình rập, đe dọa khi phải sống trong các căn nhà dột nát…” - bà Thủy nói.
Bức xúc với việc bị chính quyền bỏ lại phía sau, 13 hộ dân trong khu xen kẹp đã nhiều lần có đơn và đối thoại trực tiếp với các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo bà Thủy “đến giờ phút này, các cấp có thẩm quyền đều né tránh, đùn đẩy; không có bất cứ một cơ quan, tổ chức nào giải quyết dứt điểm vấn đề”.
“Chúng tôi tha thiết mong tỉnh chỉ đạo, có giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc như đã giải quyết cho 116 hộ trước đó, để có nơi ăn, chốn ở ổn định, phục hồi cuộc sống.
Tại sao chúng tôi lại không được đối xử công bằng? Chúng tôi phải sống với cuộc sống khổ cực, khó khăn do D.A gây ra đến bao giờ? Chẳng lẽ lại xô đẩy chúng tôi đến đường cùng, ngõ cụt” - bà Thủy chua xót.
Sau khi nhận được Báo cáo số 11, ngày 12/1/2023 của UBND huyện Vân Đồn về việc giải quyết kiến nghị của công dân khi thực hiện D.A khu xen kẹp cảng hàng không; trong đó, có nội dung kiến nghị UBND tỉnh xem xét điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh danh mục sử dụng đất theo hướng tách phần diện tích đất của 13 hộ dân quản lý, sử dụng, đã có thông báo thu hồi đất GPMB, có đơn kiến nghị yêu cầu bồi thường ra khỏi ranh giới GPMB, thực hiện từ năm 2023.
Ngày 10/2/2023, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh đã có phiếu chuyển hồ sơ, văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường để chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND huyện Vân Đồn nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ việc.
Căn cứ quy định của pháp luật, hướng dẫn UBND huyện Vân Đồn thực hiện, giải quyết đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân; kiến nghị, đề xuất giải quyết đối với nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh…
Việc UBND huyện Vân Đồn đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh tách phần diện tích 13 hộ dân đang quản lý, sử dụng ra khỏi ranh giới GPMB sau gần 6 năm người dân mong ngóng, chờ đợi liệu đã đúng lý, hợp tình và đã thực sự vì dân? Sinh kế, cuộc sống của người dân rồi sẽ ra sao?
PV Báo Thanh tra sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với tư cách là một Huyện ủy viên, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch kiêm Phó Trưởng Ban Quản lý Dự án mua sắm tài sản, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất trên địa bàn huyện Phú Xuyên (sau đây gọi tắt là Ban QLDA) ông Nguyễn Hữu Chi đã được nêu thêm nhiều vi phạm pháp luật.
Nam Dũng
17:00 21/12/2024(Thanh tra) - Qua xác minh, đã phát hiện một cán bộ phụ trách trắc đạc công trình của Liên danh DICcons - Nam Hưng sử dụng bằng đại học giả mạo, không phải do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Tổ chuyên gia đã xác định hành vi này là gian lận, bị cấm trong hoạt động đấu thầu.
Thùy Dương
15:29 21/12/2024Nam Dũng
17:00 20/12/2024Đông Hà + Hoàng Long
11:12 20/12/2024Nhóm PV
09:56 20/12/2024Ngọc Giàu
Trần Quý
Thái Hải
Hương Giang
Gia Khiêm
Nam Dũng
Đông Hà
Thùy Dương
Lê Hữu Chính
Phương Anh
Hải Hà