Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ai đã tàn sát đại ngàn?

Thứ năm, 23/05/2013 - 13:52

(Thanh tra)- Hàng trăm ha rừng đầu nguồn ở tỉnh Gia Lai đã và đang bị lâm tặc tàn phá một cách nghiêm trọng. Những cánh rừng nguyên sinh từng được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam đang ngày đêm gào thét, đứng trước nguy cơ xóa sổ!

PV tại khu rừng Khọp bên những cây gỗ quý chỉ còn trơ lại gốc

Lâm tặc lộng hànhSau một thời gian tiếp cận địa bàn, vượt qua hơn 100km đường rừng, đèo dốc chúng tôi đã lọt vào được các tiểu khu: 675; I A Mun; Rừng Khọp... Đây được xem là những điểm nóng khai thác rừng trái phép, khi hàng ngàn cây gỗ lớn, bé đã bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.Phía Tây giáp với sông Pa Cô, phía Đông giáp huyện Ia Grai, phía Bắc giáp huyện Đức Cơ, phía Nam giáp Đồn Biên phòng 721. Vị trí địa lý hiểm trở, nhiều dốc đá dựng đứng, việc di chuyển hết sức khó khăn, nhưng chính nơi này lại bị lâm tặc tàn phá nặng nề nhất, bởi nơi đây có rất nhiều loại gỗ quý như: Gõ, Bằng lăng, Dầu, Sao, Sến... (theo tên gọi địa phương).Xâm nhập vào những cánh rừng đầu nguồn ở tỉnh Gia Lai, cảnh tượng đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là sự hoang tàn, ngổn ngang cây rừng đã bị lâm tặc đốn hạ, nhiều cây cổ thụ có đường kính 0,6 - 1,2m giờ chỉ còn trơ trọi lại phần gốc, cành… Tại rừng Khọp, những cây gỗ quý hiếm chỉ còn lại phần gốc và cành nhánh như thế nàyCàng đi sâu vào càng kinh ngạc bởi sự ngang nhiên lộng hành của lâm tặc. Nhan nhản các điểm tập kết gỗ, nằm cách nhau không quá vài trăm bước chân. Nhẩm tính phải đến con số hàng trăm cây với đường kính nhỏ nhất từ 50 - 60cm, có những cây 2 người dang tay ôm không xuể. Việc chọn cây để đốn hạ, các lâm tặc đều thông qua việc hội ý tuyển chọn, xác định loại nào có giá trị và thu được lợi nhuận cao rồi mới chọn hướng cho cây đổ.Đốn xong cây, lâm tặc xẻ thành từng phách vuông vắn rồi dùng xe máy tự chế chuyển ra bãi tập kết. Mỗi nhóm lâm tặc như vậy thường từ 6 - 8 tên. Ghi nhận của nhóm PV trong những ngày thực địa tại khu vực rừng Khọp cho thấy, có không dưới vài chục nhóm lâm tặc “thường trực” đang ngày đêm tự tung, tự tác. Trong khi đó, không hề thấy một bóng kiểm lâm hay bảo vệ rừng. Để đưa được gỗ ra khỏi rừng, lâm tặc thường phải thuê người hay huy động cả gia đình vào cuộc. Giá thuê người giữ vị trí “canh đường” hoặc đi “tắc tế” từ 1 - 2 trăm nghìn đồng cho mỗi chuyến xe ra.Q - một lâm tặc mà chúng tôi tiếp cận được, xưng người bản địa, không ngần ngại cho biết: “Canh đường” hay “tắc tế” tức là người dẫn đường, cảnh giới, đưa cơm làm liên lạc, báo động cho họ mỗi khi có kiểm lâm hay có bất cứ cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, hoặc… “làm luật”.“Muốn đưa gỗ ra khỏi rừng thì phải chung chi”Trong vai người mua gỗ, chúng tôi tiếp xúc với bà H (trú huyện Đức Cơ), tự nhận có thâm niên gần 15 năm trong nghề “canh đường” cho lâm tặc. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một khối lượng gỗ lớn về làm nhà, bà H hớn hở: “Các chú yên tâm, ở đây muốn bao nhiêu cũng có, miễn là đủ tiền...”.Lâm tặc vận chuyển gỗ từ trong rừng ra chủ yếu bằng xe máy độ.Thấy chúng tôi tỏ vẻ không tin tưởng, lập tức bà H dẫn ngay vào các bãi tập kết gỗ của lâm tặc để chứng minh. Miệng nói, tay khua, bà H cho hay: “Ở đây toàn gỗ tốt: Gõ, Bằng lăng, Dầu, Cẩm xe... tất cả đều thuộc nhóm 1, 2, 3… nên các chú yên tâm về chất lượng. Nếu đồng ý, tôi sẽ liên lạc với chủ bãi gỗ để thỏa thuận giá cả. Việc vận chuyển các chú cứ để bọn tôi lo”. Trong câu chuyện giá cả nhỏ to của bà H mà chúng tôi đã ghi âm lại được thì bà H chính là “người thường trực tiếp đưa hối lộ và đã có quan hệ rất mật thiết với lực lượng bảo vệ rừng và kiểm lâm ở đây từ lâu”. Bà H cho biết về quy tắc ăn chia của lâm tặc là: “Của nhà chia đôi, còn của rừng chia ba” - “mình được 1 phần thôi, có như thế nó mới bền chú ạ”!  Cũng theo lời bà H, mỗi khi muốn đưa gỗ ra khỏi rừng thì “phải chung chi cho kiểm lâm và bảo vệ rừng mỗi phách từ 300 - 600 ngàn tùy vào chủng loại”.Theo tìm hiểu của PV, ngoài lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng, lực lượng liên ngành... mỗi năm chính quyền địa phương sở tại còn phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây dựng các trạm chốt gác canh giữ rừng để đối phó với nạn phá rừng. Thế nhưng, trong suốt thời gian dài qua, không hiểu các cơ quan này đã làm được những gì khi rừng đại ngàn Gia Lai ngày một thêm lụi tàn, đứng trước nguy cơ xóa sổ? Ghi nhận của PV cho thấy, việc vận chuyển gỗ lậu rất dễ phát hiện, vì đây là những cây gỗ lớn, không dễ trà trộn, che giấu. Nhưng, để vận chuyển hàng trăm, thậm chí hàng nghìn m3 gỗ dễ dàng qua mặt các trạm kiểm soát của kiểm lâm, quản lý bảo vệ rừng, liên ngành... có thể khẳng định là điều không tưởng, nếu các cơ quan này làm đúng trách nhiệm của mình.Chi cục Trưởng Kiểm lâm “né” báo chíXung quanh vấn đề nhức nhối này, PV Báo Thanh tra đã nhiều lần gọi điện, nhắn tin đăng ký lịch làm việc tới số máy điện thoại cầm tay của ông Nguyễn Nhĩ - Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai - nhưng đều không thành. Không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn, ông Nhĩ còn nhờ người quen có tên là D (tự xưng là bà con với một vị lãnh đạo cao cấp) tìm hiểu thông tin về PV.Mỗi ngày, hàng chục tốp lâm tặc vào rừng khai thác và vận chuyển gỗ rất ngang nhiênSau khi tìm hiểu, ông D đã thông qua một mối quan hệ khác, nhiều lần dùng máy điện thoại cá nhân số 0905259… gọi đến đề nghị gặp các anh em báo chí trong đoàn để giải bày thông cảm cho ông Nhĩ… Tuy nhiên PV từ chối. Thế nên, đối tượng này đã quay sang vu khống PV nhắn tin hù dọa ông Nhĩ nhằm hạ thấp uy tín các PV tham gia điều tra vụ mất rừng do Chi cục Kiểm lâm Gia Lai quản lý.Trở lại vấn đề, sau khi tìm cách liên lạc với Chi cục Trưởng Kiểm lâm không được, chúng tôi đã điện báo với ông Bùi Quang Thịnh, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động số 2, về tình hình trên, đồng thời đề nghị lực lượng kiểm lâm tỉnh, bảo vệ rừng vào ngay hiện trường nơi lâm tặc đang hoành hành. Hơn 30 phút sau, 1 chiếc xe bán tải chở 4 - 5 cán bộ kiểm lâm chạy lòng vòng trên quốc lộ 19B rồi chui tọt vào mảng khuất mất hút. Khoảng 15 phút sau, chiếc xe thong dong quay về, như không hề có chuyện gì xảy ra. Không biết kiểu làm việc “cưỡi ngựa xem hoa” của các cán bộ này, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai và Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động số 2 và cao hơn là UBND tỉnh Gia Lai có biết? Dư luận và người dân sở tại đang hết bức xúc, yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc làm sáng tỏ câu hỏi: Có hay không việc tiếp tay cho lâm tặc của lực lượng giữ rừng và kiểm lâm Gia Lai? Ngay sau khi nhận được thông tin từ PV Báo Thanh tra cho biết, rừng Khọp đang bị lâm tặc hoành hành tại khu vực giáp ranh các huyện Đức Cơ, Ia Grai và biên giới Campuchia, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo 2 đoàn công tác liên ngành (đã được thành lập từ trước) bao gồm các lực lượng chức năng liên quan, do Chi cục Kiểm lâm Gia Lai chủ trì, tức tốc lên địa bàn và hiện đang túc trực làm nhiệm vụ quản lý tại đây. Tuy nhiên, tình trạng rừng bị tàn phá vẫn chưa được cải thiện.

Lâm tặc lộng hànhSau một thời gian tiếp cận địa bàn, vượt qua hơn 100km đường rừng, đèo dốc chúng tôi đã lọt vào được các tiểu khu: 675; I A Mun; Rừng Khọp... Đây được xem là những điểm nóng khai thác rừng trái phép, khi hàng ngàn cây gỗ lớn, bé đã bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.Phía Tây giáp với sông Pa Cô, phía Đông giáp huyện Ia Grai, phía Bắc giáp huyện Đức Cơ, phía Nam giáp Đồn Biên phòng 721. Vị trí địa lý hiểm trở, nhiều dốc đá dựng đứng, việc di chuyển hết sức khó khăn, nhưng chính nơi này lại bị lâm tặc tàn phá nặng nề nhất, bởi nơi đây có rất nhiều loại gỗ quý như: Gõ, Bằng lăng, Dầu, Sao, Sến... (theo tên gọi địa phương).Xâm nhập vào những cánh rừng đầu nguồn ở tỉnh Gia Lai, cảnh tượng đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là sự hoang tàn, ngổn ngang cây rừng đã bị lâm tặc đốn hạ, nhiều cây cổ thụ có đường kính 0,6 - 1,2m giờ chỉ còn trơ trọi lại phần gốc, cành… Tại rừng Khọp, những cây gỗ quý hiếm chỉ còn lại phần gốc và cành nhánh như thế nàyCàng đi sâu vào càng kinh ngạc bởi sự ngang nhiên lộng hành của lâm tặc. Nhan nhản các điểm tập kết gỗ, nằm cách nhau không quá vài trăm bước chân. Nhẩm tính phải đến con số hàng trăm cây với đường kính nhỏ nhất từ 50 - 60cm, có những cây 2 người dang tay ôm không xuể. Việc chọn cây để đốn hạ, các lâm tặc đều thông qua việc hội ý tuyển chọn, xác định loại nào có giá trị và thu được lợi nhuận cao rồi mới chọn hướng cho cây đổ.Đốn xong cây, lâm tặc xẻ thành từng phách vuông vắn rồi dùng xe máy tự chế chuyển ra bãi tập kết. Mỗi nhóm lâm tặc như vậy thường từ 6 - 8 tên. Ghi nhận của nhóm PV trong những ngày thực địa tại khu vực rừng Khọp cho thấy, có không dưới vài chục nhóm lâm tặc “thường trực” đang ngày đêm tự tung, tự tác. Trong khi đó, không hề thấy một bóng kiểm lâm hay bảo vệ rừng. Để đưa được gỗ ra khỏi rừng, lâm tặc thường phải thuê người hay huy động cả gia đình vào cuộc. Giá thuê người giữ vị trí “canh đường” hoặc đi “tắc tế” từ 1 - 2 trăm nghìn đồng cho mỗi chuyến xe ra.Q - một lâm tặc mà chúng tôi tiếp cận được, xưng người bản địa, không ngần ngại cho biết: “Canh đường” hay “tắc tế” tức là người dẫn đường, cảnh giới, đưa cơm làm liên lạc, báo động cho họ mỗi khi có kiểm lâm hay có bất cứ cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, hoặc… “làm luật”.“Muốn đưa gỗ ra khỏi rừng thì phải chung chi”Trong vai người mua gỗ, chúng tôi tiếp xúc với bà H (trú huyện Đức Cơ), tự nhận có thâm niên gần 15 năm trong nghề “canh đường” cho lâm tặc. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một khối lượng gỗ lớn về làm nhà, bà H hớn hở: “Các chú yên tâm, ở đây muốn bao nhiêu cũng có, miễn là đủ tiền...”.Lâm tặc vận chuyển gỗ từ trong rừng ra chủ yếu bằng xe máy độ.Thấy chúng tôi tỏ vẻ không tin tưởng, lập tức bà H dẫn ngay vào các bãi tập kết gỗ của lâm tặc để chứng minh. Miệng nói, tay khua, bà H cho hay: “Ở đây toàn gỗ tốt: Gõ, Bằng lăng, Dầu, Cẩm xe... tất cả đều thuộc nhóm 1, 2, 3… nên các chú yên tâm về chất lượng. Nếu đồng ý, tôi sẽ liên lạc với chủ bãi gỗ để thỏa thuận giá cả. Việc vận chuyển các chú cứ để bọn tôi lo”. Trong câu chuyện giá cả nhỏ to của bà H mà chúng tôi đã ghi âm lại được thì bà H chính là “người thường trực tiếp đưa hối lộ và đã có quan hệ rất mật thiết với lực lượng bảo vệ rừng và kiểm lâm ở đây từ lâu”. Bà H cho biết về quy tắc ăn chia của lâm tặc là: “Của nhà chia đôi, còn của rừng chia ba” - “mình được 1 phần thôi, có như thế nó mới bền chú ạ”!  Cũng theo lời bà H, mỗi khi muốn đưa gỗ ra khỏi rừng thì “phải chung chi cho kiểm lâm và bảo vệ rừng mỗi phách từ 300 - 600 ngàn tùy vào chủng loại”.Theo tìm hiểu của PV, ngoài lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng, lực lượng liên ngành... mỗi năm chính quyền địa phương sở tại còn phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây dựng các trạm chốt gác canh giữ rừng để đối phó với nạn phá rừng. Thế nhưng, trong suốt thời gian dài qua, không hiểu các cơ quan này đã làm được những gì khi rừng đại ngàn Gia Lai ngày một thêm lụi tàn, đứng trước nguy cơ xóa sổ? Ghi nhận của PV cho thấy, việc vận chuyển gỗ lậu rất dễ phát hiện, vì đây là những cây gỗ lớn, không dễ trà trộn, che giấu. Nhưng, để vận chuyển hàng trăm, thậm chí hàng nghìn m3 gỗ dễ dàng qua mặt các trạm kiểm soát của kiểm lâm, quản lý bảo vệ rừng, liên ngành... có thể khẳng định là điều không tưởng, nếu các cơ quan này làm đúng trách nhiệm của mình.Chi cục Trưởng Kiểm lâm “né” báo chíXung quanh vấn đề nhức nhối này, PV Báo Thanh tra đã nhiều lần gọi điện, nhắn tin đăng ký lịch làm việc tới số máy điện thoại cầm tay của ông Nguyễn Nhĩ - Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai - nhưng đều không thành. Không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn, ông Nhĩ còn nhờ người quen có tên là D (tự xưng là bà con với một vị lãnh đạo cao cấp) tìm hiểu thông tin về PV.Mỗi ngày, hàng chục tốp lâm tặc vào rừng khai thác và vận chuyển gỗ rất ngang nhiênSau khi tìm hiểu, ông D đã thông qua một mối quan hệ khác, nhiều lần dùng máy điện thoại cá nhân số 0905259… gọi đến đề nghị gặp các anh em báo chí trong đoàn để giải bày thông cảm cho ông Nhĩ… Tuy nhiên PV từ chối. Thế nên, đối tượng này đã quay sang vu khống PV nhắn tin hù dọa ông Nhĩ nhằm hạ thấp uy tín các PV tham gia điều tra vụ mất rừng do Chi cục Kiểm lâm Gia Lai quản lý.Trở lại vấn đề, sau khi tìm cách liên lạc với Chi cục Trưởng Kiểm lâm không được, chúng tôi đã điện báo với ông Bùi Quang Thịnh, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động số 2, về tình hình trên, đồng thời đề nghị lực lượng kiểm lâm tỉnh, bảo vệ rừng vào ngay hiện trường nơi lâm tặc đang hoành hành. Hơn 30 phút sau, 1 chiếc xe bán tải chở 4 - 5 cán bộ kiểm lâm chạy lòng vòng trên quốc lộ 19B rồi chui tọt vào mảng khuất mất hút. Khoảng 15 phút sau, chiếc xe thong dong quay về, như không hề có chuyện gì xảy ra. Không biết kiểu làm việc “cưỡi ngựa xem hoa” của các cán bộ này, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai và Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động số 2 và cao hơn là UBND tỉnh Gia Lai có biết? Dư luận và người dân sở tại đang hết bức xúc, yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc làm sáng tỏ câu hỏi: Có hay không việc tiếp tay cho lâm tặc của lực lượng giữ rừng và kiểm lâm Gia Lai? Ngay sau khi nhận được thông tin từ PV Báo Thanh tra cho biết, rừng Khọp đang bị lâm tặc hoành hành tại khu vực giáp ranh các huyện Đức Cơ, Ia Grai và biên giới Campuchia, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo 2 đoàn công tác liên ngành (đã được thành lập từ trước) bao gồm các lực lượng chức năng liên quan, do Chi cục Kiểm lâm Gia Lai chủ trì, tức tốc lên địa bàn và hiện đang túc trực làm nhiệm vụ quản lý tại đây. Tuy nhiên, tình trạng rừng bị tàn phá vẫn chưa được cải thiện.

Lâm tặc lộng hànhSau một thời gian tiếp cận địa bàn, vượt qua hơn 100km đường rừng, đèo dốc chúng tôi đã lọt vào được các tiểu khu: 675; I A Mun; Rừng Khọp... Đây được xem là những điểm nóng khai thác rừng trái phép, khi hàng ngàn cây gỗ lớn, bé đã bị lâm tặc đốn hạ không thương tiếc.Phía Tây giáp với sông Pa Cô, phía Đông giáp huyện Ia Grai, phía Bắc giáp huyện Đức Cơ, phía Nam giáp Đồn Biên phòng 721. Vị trí địa lý hiểm trở, nhiều dốc đá dựng đứng, việc di chuyển hết sức khó khăn, nhưng chính nơi này lại bị lâm tặc tàn phá nặng nề nhất, bởi nơi đây có rất nhiều loại gỗ quý như: Gõ, Bằng lăng, Dầu, Sao, Sến... (theo tên gọi địa phương).Xâm nhập vào những cánh rừng đầu nguồn ở tỉnh Gia Lai, cảnh tượng đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là sự hoang tàn, ngổn ngang cây rừng đã bị lâm tặc đốn hạ, nhiều cây cổ thụ có đường kính 0,6 - 1,2m giờ chỉ còn trơ trọi lại phần gốc, cành… Tại rừng Khọp, những cây gỗ quý hiếm chỉ còn lại phần gốc và cành nhánh như thế nàyCàng đi sâu vào càng kinh ngạc bởi sự ngang nhiên lộng hành của lâm tặc. Nhan nhản các điểm tập kết gỗ, nằm cách nhau không quá vài trăm bước chân. Nhẩm tính phải đến con số hàng trăm cây với đường kính nhỏ nhất từ 50 - 60cm, có những cây 2 người dang tay ôm không xuể. Việc chọn cây để đốn hạ, các lâm tặc đều thông qua việc hội ý tuyển chọn, xác định loại nào có giá trị và thu được lợi nhuận cao rồi mới chọn hướng cho cây đổ.Đốn xong cây, lâm tặc xẻ thành từng phách vuông vắn rồi dùng xe máy tự chế chuyển ra bãi tập kết. Mỗi nhóm lâm tặc như vậy thường từ 6 - 8 tên. Ghi nhận của nhóm PV trong những ngày thực địa tại khu vực rừng Khọp cho thấy, có không dưới vài chục nhóm lâm tặc “thường trực” đang ngày đêm tự tung, tự tác. Trong khi đó, không hề thấy một bóng kiểm lâm hay bảo vệ rừng. Để đưa được gỗ ra khỏi rừng, lâm tặc thường phải thuê người hay huy động cả gia đình vào cuộc. Giá thuê người giữ vị trí “canh đường” hoặc đi “tắc tế” từ 1 - 2 trăm nghìn đồng cho mỗi chuyến xe ra.Q - một lâm tặc mà chúng tôi tiếp cận được, xưng người bản địa, không ngần ngại cho biết: “Canh đường” hay “tắc tế” tức là người dẫn đường, cảnh giới, đưa cơm làm liên lạc, báo động cho họ mỗi khi có kiểm lâm hay có bất cứ cơ quan chức năng nào đến kiểm tra, hoặc… “làm luật”.“Muốn đưa gỗ ra khỏi rừng thì phải chung chi”Trong vai người mua gỗ, chúng tôi tiếp xúc với bà H (trú huyện Đức Cơ), tự nhận có thâm niên gần 15 năm trong nghề “canh đường” cho lâm tặc. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua một khối lượng gỗ lớn về làm nhà, bà H hớn hở: “Các chú yên tâm, ở đây muốn bao nhiêu cũng có, miễn là đủ tiền...”.Lâm tặc vận chuyển gỗ từ trong rừng ra chủ yếu bằng xe máy độ.Thấy chúng tôi tỏ vẻ không tin tưởng, lập tức bà H dẫn ngay vào các bãi tập kết gỗ của lâm tặc để chứng minh. Miệng nói, tay khua, bà H cho hay: “Ở đây toàn gỗ tốt: Gõ, Bằng lăng, Dầu, Cẩm xe... tất cả đều thuộc nhóm 1, 2, 3… nên các chú yên tâm về chất lượng. Nếu đồng ý, tôi sẽ liên lạc với chủ bãi gỗ để thỏa thuận giá cả. Việc vận chuyển các chú cứ để bọn tôi lo”. Trong câu chuyện giá cả nhỏ to của bà H mà chúng tôi đã ghi âm lại được thì bà H chính là “người thường trực tiếp đưa hối lộ và đã có quan hệ rất mật thiết với lực lượng bảo vệ rừng và kiểm lâm ở đây từ lâu”. Bà H cho biết về quy tắc ăn chia của lâm tặc là: “Của nhà chia đôi, còn của rừng chia ba” - “mình được 1 phần thôi, có như thế nó mới bền chú ạ”!  Cũng theo lời bà H, mỗi khi muốn đưa gỗ ra khỏi rừng thì “phải chung chi cho kiểm lâm và bảo vệ rừng mỗi phách từ 300 - 600 ngàn tùy vào chủng loại”.Theo tìm hiểu của PV, ngoài lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng, lực lượng liên ngành... mỗi năm chính quyền địa phương sở tại còn phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng xây dựng các trạm chốt gác canh giữ rừng để đối phó với nạn phá rừng. Thế nhưng, trong suốt thời gian dài qua, không hiểu các cơ quan này đã làm được những gì khi rừng đại ngàn Gia Lai ngày một thêm lụi tàn, đứng trước nguy cơ xóa sổ? Ghi nhận của PV cho thấy, việc vận chuyển gỗ lậu rất dễ phát hiện, vì đây là những cây gỗ lớn, không dễ trà trộn, che giấu. Nhưng, để vận chuyển hàng trăm, thậm chí hàng nghìn m3 gỗ dễ dàng qua mặt các trạm kiểm soát của kiểm lâm, quản lý bảo vệ rừng, liên ngành... có thể khẳng định là điều không tưởng, nếu các cơ quan này làm đúng trách nhiệm của mình.Chi cục Trưởng Kiểm lâm “né” báo chíXung quanh vấn đề nhức nhối này, PV Báo Thanh tra đã nhiều lần gọi điện, nhắn tin đăng ký lịch làm việc tới số máy điện thoại cầm tay của ông Nguyễn Nhĩ - Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai - nhưng đều không thành. Không nghe điện thoại, không trả lời tin nhắn, ông Nhĩ còn nhờ người quen có tên là D (tự xưng là bà con với một vị lãnh đạo cao cấp) tìm hiểu thông tin về PV.Mỗi ngày, hàng chục tốp lâm tặc vào rừng khai thác và vận chuyển gỗ rất ngang nhiênSau khi tìm hiểu, ông D đã thông qua một mối quan hệ khác, nhiều lần dùng máy điện thoại cá nhân số 0905259… gọi đến đề nghị gặp các anh em báo chí trong đoàn để giải bày thông cảm cho ông Nhĩ… Tuy nhiên PV từ chối. Thế nên, đối tượng này đã quay sang vu khống PV nhắn tin hù dọa ông Nhĩ nhằm hạ thấp uy tín các PV tham gia điều tra vụ mất rừng do Chi cục Kiểm lâm Gia Lai quản lý.Trở lại vấn đề, sau khi tìm cách liên lạc với Chi cục Trưởng Kiểm lâm không được, chúng tôi đã điện báo với ông Bùi Quang Thịnh, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động số 2, về tình hình trên, đồng thời đề nghị lực lượng kiểm lâm tỉnh, bảo vệ rừng vào ngay hiện trường nơi lâm tặc đang hoành hành. Hơn 30 phút sau, 1 chiếc xe bán tải chở 4 - 5 cán bộ kiểm lâm chạy lòng vòng trên quốc lộ 19B rồi chui tọt vào mảng khuất mất hút. Khoảng 15 phút sau, chiếc xe thong dong quay về, như không hề có chuyện gì xảy ra. Không biết kiểu làm việc “cưỡi ngựa xem hoa” của các cán bộ này, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai và Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động số 2 và cao hơn là UBND tỉnh Gia Lai có biết? Dư luận và người dân sở tại đang hết bức xúc, yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc làm sáng tỏ câu hỏi: Có hay không việc tiếp tay cho lâm tặc của lực lượng giữ rừng và kiểm lâm Gia Lai? Ngay sau khi nhận được thông tin từ PV Báo Thanh tra cho biết, rừng Khọp đang bị lâm tặc hoành hành tại khu vực giáp ranh các huyện Đức Cơ, Ia Grai và biên giới Campuchia, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo 2 đoàn công tác liên ngành (đã được thành lập từ trước) bao gồm các lực lượng chức năng liên quan, do Chi cục Kiểm lâm Gia Lai chủ trì, tức tốc lên địa bàn và hiện đang túc trực làm nhiệm vụ quản lý tại đây. Tuy nhiên, tình trạng rừng bị tàn phá vẫn chưa được cải thiện.


Nhóm PV điều tra

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai gian lận trong đấu thầu?

Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai gian lận trong đấu thầu?

(Thanh tra) - Công ty CP Tư vấn Kiểm định và Khảo sát Xây dựng kê khai nhân sự Nguyễn Quốc Huy có bằng tốt nghiệp đại học do Trường Đại học Xây dựng cấp. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, đã phát hiện ông Nguyễn Quốc Huy không có tên trong hồ sơ gốc cấp bằng tốt nghiệp của Trường Đại học Xây dựng.

Ngọc Tuấn

19:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm