Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 30/12/2013 - 20:27
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đã chính thức khép lại với con số ấn tượng nhất từ trước đến nay: 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 131,3 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012.
Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nguyên liệu nhập do công nghiệp phụ trợ quá yếu. (Ảnh: TTXVN)
Năm 2013 Việt Nam chính thức xuất siêu ở mức 863 triệu USD, đây cũng là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi gia nhập WTO (năm 2007) Việt Nam đạt thặng dư thương mại.
Dấu ấn xuất khẩu 2013
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến do Bộ Công Thương tổ chức sáng 30/12, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, Tháng Mười Hai, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2012. Lũy kế cả năm 2013 kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 132,17 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012 và cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra với mức tăng 10%.
Trong đó, các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng 33%, ước đạt 43,75 tỷ USD, tăng 3,5%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 61,4%, ước đạt 88,4 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2012.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Vỵ, tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Năm 2013, có 22 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và lần đầu tiên xuất khẩu mặt hàng rau quả đã vào danh sách nhóm xuất khẩu trên 1 tỷ. Đây là một trong những tín hiệu tốt cho phát triển xuất khẩu của ngành nông nghiệp.
Đáng chú ý, nhóm hàng công nghiệp chế biến luôn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm này ước đạt 93 tỷ USD, chiếm 70,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 25,5% so với năm 2012. Đây cũng là nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất, quy mô xuất khẩu lớn nhất và là nhóm hàng chủ lực trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Trong nhóm này thì mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đóng góp tới 21,5 tỷ USD (tăng 69,2%); dệt may hơn 20 tỷ USD (tăng 16,28%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 10,6 tỷ USD (tăng 36,2%); hóa chất (tăng 32,4%)...
Tuy nhiên, kim ngạch các nhóm hàng nông, lâm thủy sản; nhiên liệu và khoáng sản giảm lần lượt 5,3% và 16,2% do kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, than đá, dầu thô… đều giảm. Nhiều mặt hàng trong các nhóm này giảm cả về sản lượng và giá xuất khẩu.
Lãnh đạo Vụ Kế hoạch nhấn mạnh, do công tác kiểm soát nhập khẩu được thực hiện khá tốt, nên năm 2013, kim ngạch nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012. Đáng chú ý là các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm cần nhập khẩu; nhóm này tăng 15,3%, nhóm cần kiểm soát nhập khẩu giảm 3,4% và nhóm cần hạn chế cũng giảm 4,8%.
Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và kiểm soát tốt nhập khẩu nên thặng dư thương mại tiếp tục được giữ vững. Tháng Mười Hai xuất siêu 100 triệu USD và cả năm 2013 Việt Nam xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,65% tổng kim ngạch xuất khẩu.
"Trong khi khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 13 tỷ USD thì khu vực doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) xuất siêu 6,7 tỷ USD," ông Nguyễn Tiến Vỵ cho hay.
Vẫn yếu công nghiệp phụ trợ
Đánh giá bức tranh xuất nhập khẩu năm 2013, lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay, năm 2013 quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đều vượt mức kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam có những chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, cụ thể nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất 71% (tăng 6% so với cùng kỳ), theo sau lần lượt là nhóm hàng nông sản, thủy sản 15% (giảm 3%) và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản 7% (giảm 3%).
Xuất khẩu sang thị trường khu vực truyền thống giữ vững dù khủng hoảng kinh tế khiến sức mua thị trường thế giới suy giảm. Các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như thị trường Đông Nam Á, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng.
Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm vẫn là mục tiêu mà các doanh nghiệp phải hướng tới. (Ảnh: TTXVN)
Tuy nhiên, để đạt được kim ngạch xuất khẩu 140 tỷ USD trong năm 2014, tăng 10% so với năm nay, Bộ Công Thương cũng chỉ ra nhiều thách thức, đơn cử, nhóm hàng nông, lâm thủy sản với sự tham gia chủ yếu của các doanh nghiệp trong nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh và phụ thuộc nhiều vào thế giới.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính chung nhóm hàng nông sản và khoáng sản do giá giảm đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của nhóm này giảm 1,28 tỷ USD trong năm 2013 và tính chung giữa giảm giá và giảm lượng của 2 nhóm hàng hóa đã làm giảm 3,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu chung.
Hơn nữa, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn quá yếu. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp chiếm tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện (trừ điện thoại di động) chiếm 33,3% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện; kim ngạch nhập khẩu vải chiếm 48,3% giá trị xuất khẩu hàng dệt may…
Chính vì vậy, việc nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và nâng sức cạnh tranh của sản phẩm và giảm phụ thuộc nhập khẩu đang là mục tiêu mà các doanh nghiệp trong nước cần hướng tới.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trước những thách thức của hoạt động xuất khẩu trong năm 2014, Chính phủ và các bộ, ngành đã đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Cụ thể, Chính phủ tiếp tục có giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và giải phóng hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường, thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí…; qua đó hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Đặc biệt là tập trung xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản có lượng hàng hóa lớn như gạo, thủy sản, cà phê… và nghiên cứu xây dựng chính sách tạm trữ để ổn định giá, chủ động nguồn hàng cho xuất khẩu.
Ngoài ra, Chính phủ cũng tăng cường vai trò kiểm soát chất lượng hàng hóa xuất khẩu của các cơ quan nhà nước để nâng cao uy tín các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam, tránh tình trạng bị cảnh báo về việc không đáp ứng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của nước sở tại. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp cách tiếp cận các thị trường mới và tận dụng triệt để ưu đãi thông qua các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.
Cao Sơn
07:05 12/12/2024TC
18:00 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang