Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Việt Nam vẫn là điểm thu hút đầu tư nước ngoài

Nguyễn Điểm

Thứ năm, 19/11/2020 - 10:00

(Thanh tra) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 10 tháng năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng khá nặng nề từ dịch Covid-19 nhưng Việt Nam vẫn thu hút được 23,48 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 80,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Ảnh minh họa: Internet

Dự báo lượng vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu giảm khoảng 40% trong năm nay. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng qua các tháng từ đầu năm đến nay.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết để chuẩn bị đón dòng vốn FDI dịch chuyển, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư để có thể đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục và tạo hành lang thông thoáng, điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đầu tư và hợp tác kinh doanh.

Gần đây, một số địa phương trong cả nước đã tiếp đón các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu tình hình, cơ hội đầu tư; trong đó có những dự án quy mô rất lớn và nếu được cấp phép sẽ nhanh chóng làm thay đổi kết quả thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước theo hướng bứt phá.

Đơn cử là dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện và kho cảng khí hóa lỏng tại Khánh Hòa của Tập đoàn Dầu khí Millenium (Mỹ) trị giá 15 tỷ USD hoặc dự án của Tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ trị giá hơn 5 tỷ USD trong giai đoạn thăm dò, cân nhắc để tiến tới đầu tư xây dựng tổ hợp kho cảng, điện khí tại Hải Phòng...

Cùng với đó, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tiếp tục khẳng định mục đích mở rộng quy mô và sự hiện diện vững chắc tại Việt Nam; xác định Việt Nam là cứ điểm sản xuất quan trọng để sản xuất hàng xuất khẩu cho chiến lược toàn cầu của mình. Đây là một động thái rất đáng lưu ý ngay sau khi tập đoàn này triển khai Dự án Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lớn nhất Đông Nam Á tại Hà Nội để hiện thực hóa chiến lược nghiên cứu, chế tạo những sản phẩm hiện đại, mang đậm đặc điểm 4.0 trong những năm tới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, các doanh nghiệp, tập đoàn đều bày tỏ sự quan tâm tới các định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới, thể hiện trong Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về việc thu hút các dự án quy mô lớn, thân thiện môi trường, có tác động lan tỏa, công nghệ hiện đại, có kết nối với doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng kỳ vọng cuối năm nay, đặc biệt là năm 2021, sẽ có nhiều nhà đầu tư đến Việt Nam để hiện thực hóa việc dịch chuyển của mình, nhất là trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép mở lại một số đường bay quốc tế để đón các chuyên gia tới Việt Nam, trong đó việc khơi thông các đường bay quốc tế có tác động lớn tới phát triển kinh tế đất nước.

Đặc biệt, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đang có cơ hội lớn để hội nhập, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất thế giới, lựa chọn các dự án FDI có chất lượng để tiến lên các nấc thang cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Nhật Bản tiếp tục là đối tác quan trọng hàng đầu, thể hiện rõ và ngày càng mạnh mẽ hơn mục tiêu tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn mới - thời Covid-19 và hậu Covid-19.  Đây là một nhu cầu tự thân, xuất phát từ sức ép do dịch Covid-19 gây ra khiến cộng đồng doanh nghiệp nước này đứng trước việc phải nhanh chóng đa dạng hóa khu vực cung ứng linh kiện trên phạm vi toàn cầu. Yêu cầu về sự dịch chuyển chuỗi cung ứng được đặt ra rõ nét và rốt ráo hơn bao giờ hết.

Đặc biệt, mục tiêu gia tăng đầu tư còn được khẳng định rõ ràng hơn với chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide mới đây. Nhật Bản xác định Việt Nam là đối tác quan trọng và chiến lược của doanh nghiệp Nhật Bản; có thể đảm nhận, cung cấp những điều kiện phù hợp để nhà đầu tư triển khai cho hoạt động sản xuất theo chuỗi trong bối cảnh mới...

Dự báo các dự án của Nhật Bản sẽ tiếp tục đổ vào khu vực sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp bên cạnh hoạt động mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ, siêu thị, ngân hàng và tăng cường hoạt động đầu tư thông qua hình thức mua bán-sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam.

Bên cạnh việc thu hút nhiều hơn vốn FDI, chất lượng vốn FDI tác động tới kinh tế-xã hội đang được quan tâm hàng đầu.

Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tìm kiếm và khai thác các cơ hội từ hai xu hướng lớn xuất hiện từ dịch COVID-19. Thứ nhất là những thay đổi trong hệ thống thương mại và đầu tư toàn cầu và thứ hai là sự phát triển của nền kinh tế không tiếp xúc.

Việt Nam có nhiều việc cần phải làm để nâng cao vị thế của mình trên thị trường toàn cầu, đặc biệt bằng cách thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới có chất lượng cao và tiến lên trên chuỗi giá trị.

“Thách thức đối với Việt Nam không nhất thiết phải là thu được dòng vốn FDI lớn hơn mà là tối đa hóa tác động của nó đối với nền kinh tế trong nước thông qua chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực,"  đại diện Ngân hàng Thế giới cho biết.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm