Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 30/03/2020 - 17:38
(Thanh tra) – Thông tin trên được các doanh nghiệp (DN) cam kết tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với khối các DN chăn nuôi lớn về việc triển khai hạ giá thịt lợn, diễn ra ngày 30/3 tại Hà Nội.
Các doanh nghiệp lớn cam kết đưa giá thịt lợn hơi về mức 70 nghìn/kg. Ảnh: VG
Tổng sản lượng thịt lợn phấn đấu đạt 3,9 triệu tấn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(NN & PTNT), đến nay, cả nước đã có 99% số xã có bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã qua 30 ngày, trong đó có 41 tỉnh, thành phố đã hết bệnh DTLCP. Đây là điều kiện thuận lợi để công bố hết dịch, để tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
Đến ngày 10/3/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018). Trong đó, đàn lợn nái còn 2,72 triệu con.
Hiện 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có bệnh DTLCP. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 3,64 triệu con.
Có 21 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt từ 80 - 99% so với trước khi có bệnh DTLCP. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 10,35 triệu con.
Có 20 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt từ 50 - 79% so với trước khi có bệnh DTLCP, với tổng đàn lợn của các địa phương này là 7,56 triệu con.
13 tỉnh, thành phố có tổng đàn đạt thấp nhất từ 31 - 49% so với trước khi có bệnh DTLCP, với tổng đàn lợn của các địa phương này là 1,95 triệu con.
Đầu năm 2020, tổng đàn lợn nái sinh sản có 2,62 triệu con (không bao gồm 110 ngàn con lợn ông bà và cụ kỵ), dự kiến tăng trưởng đàn nái là 0,5%/tháng (6%/năm), đến cuối năm 2020 đạt khoảng 2,9 triệu con, trung bình tổng đàn nái cả năm 2020 là 2,76 triệu con.
Với khả năng sản xuất bình quân 18 lợn con cai sữa/nái/năm, tỷ lệ lợn nuôi sống đến xuất chuồng là 90% và trọng lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân 86kg/con (theo số liệu của Tổng cục Thống kê). Như vậy, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng cả năm 2020 dự kiến sẽ đạt 3,9 triệu tấn (tăng 18,4%so với năm 2019 và tăng 2,1% so với năm 2018).
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VG
Dự kiến, tổng sản lượng thịt lợn năm nay phấn đấu đạt 3,9 triệu tấn, trong đó quý I đạt 811 nghìn tấn; quý II đạt 950 nghìn tấn, quý III đạt hơn 1 triệu tấn và quý IV là 1,083 triệu tấn. Như vậy, đến cuối quý II, đầu quý III nguồn cung từ chăn nuôi đã đáp ứng được khoảng trên dưới 90% nhu cầu thịt lợn, đến cuối quý III và quý IV sẽ đáp ứng đủ nhu cầu như mức cao nhất tháng 12/2018 trước khi DTLCP bùng phát.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã liên tục tổ chức nhiều cuộc họp, trực tiếp đến làm việc với các DN chăn nuôi lớn để chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh tái đàn lợn an toàn, từng bước chủ động nguồn cung, góp phần bình ổn giá thịt lợn… Kết quả, các DN chăn nuôi lớn (như Công ty CP Việt Nam, Dabaco, Mavin, Masan, GreenFeed…) đã phối hợp, đồng hành cùng Chính phủ và hiện đã hạ giá bán lợn thịt xuống với giá từ 73.000 - 76.000 đồng/kg lợn hơi.
Cùng với đó, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người chăn nuôi, người phân phối và người tiêu dùng, từ cuối năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tăng cường nhập khẩu thịt lợn. Tính đến ngày 27/3/2020, số lượng thịt lợn nhập khẩu đạt hơn 39.191 tấn, tăng 312% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, tỷ trọng nhập khẩu từ Canada 25,81%, Đức 20,59%, Ba Lan 13,77%, Brazil 9,68%, Hoa Kỳ 7,65%, LB Nga 2,62%...
Các “ông lớn” đồng loạt cam kết giảm giá
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P) Vũ Anh Tuấn cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành, toàn xã hội đã luôn hưởng ứng, đồng hành với DN chăn nuôi trong những thời điểm khó khăn, nhất là phong trào “giải cứu”, kêu gọi đẩy mạnh tiêu thụ thịt lợn trong giai đoạn khủng hoảng giá lợn từ cuối 2017 - 2018, nửa đầu 2019…
Thời gian qua, C.P đã điều chỉnh mức giá lợn hơi từ 80-85 nghìn đồng/kg thời điểm cuối 2019, đầu 2020 xuống mức 73-75 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, trên thực tế, người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng lợi do giá thịt lợn tới tay người tiêu dùng hiện vẫn ở mức rất cao, tới 140 nghìn đồng/kg. Do vậy, trong thời gian tới, C.P Việt Nam sẽ cam kết giảm giá thịt lợn hơi xuống còn 70.000đ/kg.
Cùng đồng với Công ty C.P; CJ Vina; Dabaco; Japfa Comfeed; Emivest… là các DN lớn trong chăn nuôi cũng đã cam kết sẽ điều chỉnh đồng loạt giảm giá lợn hơi về mức 70.000 đ/kg kể từ ngày ¼ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng…
Hoan nghênh tinh thần đồng hành của Công ty C.P và các DN trong việc điều chỉnh giá lợn, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các DN cần tiếp tục phát huy tinh thần đẩy mạnh tái đàn, đóng vai trò đầu tàu trong việc điều chỉnh giá thịt lợn xuống mức hợp lý theo đề nghị của Chính phủ, Bộ NN & PTNT cũng như người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cần phấn đấu tăng đàn đạt mục tiêu 25% trong năm 2020 nhằm góp phần cải thiện nguồn cung thịt lợn trong nước… Đồng thời, đẩy mạnh việc cung ứng nguồn giống phục vụ tái đàn cho hệ thống các trang trại, cơ sở chăn nuôi trong thời gian tới.
“Việc đưa giá lợn xuống mức hợp lý, không chỉ nhằm đảm bảo kìm chế tăng giá tiêu dùng chung của cả nước, hài hòa giữa lợi ích người chăn nuôi, người tiêu dùng, mà căn bản hơn, điều này nhằm giữ được thị trường thịt lợn một cách bền vững... Chăn nuôi lợn của chúng ta không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn phải định hướng vươn ra xuất khẩu thị trường thế giới. Vì vậy, việc đưa giá lợn hơi xuống mức hợp lý chính là nhằm giữ được thị trường trong nước một cách bền vững, nhất là đối với các DN lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Cần tiếp tục giảm hơn nữa trong thời gian tới
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá nông nghiệp là một ngành có lợi thế, có điều kiện trở thành ngành cứu cánh trong điều kiện khó khăn ảnh hưởng của dịch bệnh, đồng thời đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho người dân trong điều kiện khó khăn, suy giảm kinh tế.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VG
Về vấn đề giá thịt lợn tăng cao từ cuối năm 2019 đến nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, việc giá lợn hơi duy trì kéo dài trên mức 80 nghìn đồng/kg từ cuối năm 2019 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tăng giá tiêu dùng của cả nước.
Bên cạnh việc nguồn cung thịt lợn tạm thời bị thiếu hụt do hậu quả của DTLCP, việc tâm lí tích trữ thực phẩm của người dân; có hiện tượng găm giá, găm hàng chờ giá tăng cao hơn nữa của người chăn nuôi; chi phí của các khâu trung gian trong hệ thống phân phối thịt lợn tới tay người tiêu dùng còn quá cao… đã khiến giá thịt lợn tăng cao kéo dài.
Trong hoàn cảnh khó khăn, suy giảm kinh tế, giảm thu nhập do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, việc phải mua thịt lợn với giá cao đã khiến người tiêu dùng, người dân thêm phần khó khăn trong đời sống. Việc giảm giá thịt lợn không chỉ góp phần ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội, mà còn thể hiện cả về mặt văn hóa, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, thể hiện tính nhân văn, cao hơn là trách nhiệm chính trị của các doanh nghiệp trong ngành Chăn nuôi…
Phó Thủ tướng chỉ đạo, trong thời gian tới, Bộ NN & PTNT phối hợp với các bộ ngành có liên quan xây dựng kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi nói chung, trong đó có tăng mạnh đàn lợn trong thời gian tới nhưng không làm mất cân đối cung cầu trong dài hạn.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN & PTNT tiếp tục triển khai đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn trong thời gian tới trong bối cảnh nguồn cung trong nước đang tạm thời bị thiếu hụt… Đồng thời, rà soát khâu trung gian trong phân phối thịt lợn; ngăn chặn phát hiện, xử lí nghiêm tình trạng xuất lợn và sản phẩm lợn trái phép.
“Các DN lớn trong ngành Chăn nuôi lợn phải thực hiện nghiêm tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng về việc hạ giá lợn hơi xuất chuồng xuống mức 70.000 đ/kg kể từ ngày 1/4/2020, tiến tới tiếp tục giảm hơn nữa giá lợn trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Lê Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang