Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 06/07/2024 - 14:38
(Thanh tra) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 15 bộ, cơ quan và 33 địa phương giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn cùng kỳ; trong đó một số địa phương có số vốn lớn nhưng giải ngân thấp như TP Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Nai….
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: N.Bắc
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 6/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Giải ngân vốn dự án trọng điểm do địa phương quản lý đạt thấp
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 30/6, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết hơn 639 nghìn tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số tiền chưa phân bổ chi tiết gần 30 nghìn tỷ đồng.
Bộ này đã báo cáo Chính phủ việc điều chỉnh giảm số vốn đến ngày 15/5 chưa phân bổ chi tiết để bổ sung cho các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương khác có nhu cầu. Sau ngày 15/5, có 4 bộ và 10 địa phương tiếp tục phân bổ hơn 954 tỷ đồng.
Tính chung, 6 tháng đầu năm, cả nước nước ước giải ngân khoảng 196,7 nghìn tỷ đồng, đạt 29,39% kế hoạch. Con số này thấp hơn cùng kỳ năm trước (30,49%) do giải ngân vốn ngân sách địa phương thấp khi chỉ đạt 28,77% (cùng kỳ năm 2023 là 32,76%).
Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Nam Định, Thanh Hóa, Lào Cai, Phú Thọ...
Trong khi, có 15 bộ, cơ quan và 33 địa phương có số vốn giải ngân thấp hơn cùng kỳ.
Đáng lưu ý, một số địa phương có số vốn lớn nhưng giải ngân thấp như: TP Hồ Chí Minh thấp hơn 4.604 tỷ đồng; Quảng Ngãi thấp hơn 1.510 tỷ đồng; Hải Phòng thấp hơn 1.476 tỷ đồng; Bắc Giang thấp hơn 1.097 tỷ đồng; Đồng Nai thấp hơn 839 tỷ đồng...
“Tỷ lệ giải ngân các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm giao thông, liên vùng do địa phương quản lý đạt thấp”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý.
Về triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đến hết tháng 6, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết khoảng 26,4 nghìn tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư (99% kế hoạch) và 19,7 nghìn tỷ đồng vốn sự nghiệp (100% dự toán).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê, cả nước ước giải ngân vốn đầu tư đạt 9,6 nghìn tỷ đồng (khoảng 36% kế hoạch); vốn sự nghiệp 1 nghìn tỷ đồng (khoảng 5% dự toán).
Đề nghị cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm về tiến độ với từng dự án
Bên cạnh các khó khăn, vướng mắc đã chỉ ra như giải phóng mặt bằng chậm; thiếu đất, cát đắp nền; biến động giá nguyên, nhiên vật liệu… theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình trên còn do kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2024 cao hơn năm trước khoảng 89 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản có nhiều biến động, nên các địa phương chưa thể tổ chức đấu giá đất, ảnh hưởng đến khả năng huy động và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách địa phương.
Bộ này còn chỉ ra, giải ngân chậm cũng có nguyên nhân do công tác tổ chức thực hiện tại một số bộ, ngành, địa phương bât cập, chưa thực sự vào cuộc một cách quyết liệt, chưa đề cao vai trò, sách nhiệm của người đứng đầu.
“Còn tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận.
Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư và đấu thầu dự án; lập và tuân thủ nghiêm kế hoạch giải ngân, phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện và giải ngân với từng dự án; rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn từ dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt.
Song song là đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn về cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất... kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng, cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo tháng, phù hợp với diễn biến thị trường.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý thu, triệt để tiết kiệm chi ngân sách địa phương để bảo đảm tối đa vốn theo tiến độ cho các dự án đầu tư công.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho hay, Hà Nội có tỷ lệ giải ngân thấp hơn cả nước (cả nước đạt 29,4%) nhưng đứng thứ 2 về khối lượng (sau Bộ Giao thông Vận tải). Điều này thể hiện quyết tâm, nỗ lực lớn của Hà Nội.
Tính đến 30/6, giải ngân đầu tư công của TP Hà Nội là 19,5 nghìn tỷ đồng (đạt 24% kế hoạch), cao hơn cùng kỳ (đạt 15,9 nghìn tỷ đồng).
Theo ông Tuấn, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung mở rộng các nút giao thông tại các quận nội đô, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, đặc biệt là dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đồng thời, đưa vào vận hành khai thác đường sắt đô thị trên cao Nhổn - Ga Hà Nội.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà