Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tín hiệu vui từ các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương

Hoàng Nam

Thứ năm, 25/05/2023 - 06:35

(Thanh tra) - Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ông Hoàng Anh cho biết, tình hình sản xuất, kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một số dự án, doanh nghiệp đã có lãi, giảm lỗ lũy kế, giảm dư nợ trung hạn và dài hạn, bảo đảm duy trì việc làm, đời sống cho hàng nghìn lao động...

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: PV

5 dự án đã có kết quả hoạt động khởi sắc

Ông Hoàng Anh cho biết, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, công tác xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương đã có nhiều tiến triển quan trọng và đạt nhiều kết quả thiết thực.

Đối với 5 dự án, doanh nghiệp đã được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, được sử dụng nguồn vốn hợp pháp để chủ động xử lý, tình hình sản xuất, kinh doanh của các dự án, doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, một số dự án, doanh nghiệp đã có lãi, giảm lỗ lũy kế đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước, giảm dư nợ trung hạn và dài hạn của các dự án/doanh nghiệp, bảo đảm duy trì việc làm, đời sống cho hàng nghìn lao động, góp phần ổn định chính trị - xã hội tại địa phương.

Dự án Nhà máy Sản xuất phân bón DAP 1 của Công ty Cổ phần DAP - Vinachem, từ năm 2017 đến nay đã sản xuất ổn định, hàng năm có lãi và hết lỗ lũy kế từ tháng 1/2022, năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thị trường ước đạt 3.319,24 tỷ đồng (tăng 11,7% kế hoạch năm và tăng 12,8% so với cùng kỳ), tổng doanh thu thuần ước đạt 3.295,72 tỷ đồng (tăng 8,9% kế hoạch năm và tăng 13,8% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế ước đạt 354,155 tỷ đồng (tăng 83,6% kế hoạch năm và tăng 85,5% so với cùng kỳ)

Dự án Sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ có chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành sản xuất khai thác tối đa, hiệu quả 27 dây chuyền sợi DTY, doanh thu bù đắp được chi phí biến đổi và có lợi nhuận trước định phí. Năm 2022 ước khoảng 10.314 tấn sợi các loại, đạt 100% so với kế hoạch năm 2022 điều chỉnh; tổng doanh thu ước khoảng 219 tỷ đồng (đạt 100% so với kế hoạch điều chỉnh), lợi nhuận trước định phí ước khoảng 30,58 tỷ đồng (vượt 84% so với năm 2021); 3 dự án sản xuất nhiên liệu sinh học đang được PVN triển khai thực hiện phương án xử lý, bảo đảm đúng theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, 3 dự án sản xuất phân bón của Vinachem đã được cơ cấu lại nợ vay theo hướng cơ cấu lại tài chính. Năm 2022, hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều kết quả tích cực. Dự án Cải tạo, mở rộng Nhà máy Sản xuất đạm Hà Bắc, mức lợi nhuận thực hiện là 1.779 tỷ đồng; Dự án Nhà máy Sản xuất đạm Ninh Bình, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 6.009 tỷ đồng (bằng 134% so với kế hoạch năm và bằng 150% so với thực hiện năm 2021), tổng doanh thu ước đạt 6.039 tỷ đồng (bằng 135% với kế hoạch năm và đạt bằng 148% so với thực hiện năm 2021), ước lãi 928 tỷ đồng (tăng lãi 856 tỷ đồng so với kế hoạch năm và tăng lãi 985 tỷ đồng so với thực hiện năm 2021); Dự án Nhà máy Sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, lợi nhuận là 1,5 tỷ đồng, giảm lỗ 317 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2022 và giảm lỗ 128 tỷ đồng so với thực hiện năm 2021.

3 dự án khó nhất có nhiều tiến triển tích cực

3 dự án, doanh nghiệp còn lại trong danh mục được giao ủy ban chủ trì là Dự án Mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang Thép Thái Nguyên - Tisco 2; Dự án Nhà máy Thép Việt Trung - VTM; Dự án Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất - DQS.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Tisco 2 là một trong những dự án khó xử lý nhất trong số 12 dự án, doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay công tác xử lý các tồn tại, vướng mắc có nhiều tiến triển tích cực, quan trọng.

Từ ngày 14 - 24/10/2022, Tập đoàn Công nghệ luyện kim Trung Quốc (MCC) đã cử đoàn công tác đến làm việc trực tiếp tại Việt Nam để khảo sát, đánh giá, trao đổi với các cấp có thẩm quyền và doanh nghiệp liên quan của Việt Nam về Dự án TISCO 2. Lần đầu tiên hai bên đã cùng khảo sát, tiếp cận trên thực tế đối với các máy móc, thiết bị đã tập kết tại hiện trường. Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc của đoàn công tác Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp từ ngày 13-19/3/2023, các bên liên quan của Dự án TISCO 2 đã tiến hành rất nhiều phiên đàm phán. Đây là lần đầu tiên hai bên tổ chức được cuộc gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo cao nhất của chủ đầu tư và tổng thầu sau 7 năm.

Trên cơ sở kết quả đàm phán tại Bắc Kinh, từ ngày 30/3/2023, đoàn chuyên gia của MCC đã sang Việt Nam để kiểm tra, đánh giá thiết bị, công trình tại hiện trường, làm cơ sở để đề xuất phương án khôi phục Dự án TISCO 2.

Đến cuối ngày 25/4/2023, đoàn chuyên gia MCC đã gửi TISCO bản báo cáo kết quả đánh giá và đề xuất sơ bộ đối với phương án xử lý tiếp theo đối với Dự án Tisco 2.

Đối với Dự án DQS, ủy ban đã chỉ đạo PVN và DQS có trách nhiệm trong việc xây dựng đề án tái cơ cấu, khẩn trương đánh giá sát tình hình thực tế, khả năng hoạt động thời gian tới, xem xét tất cả các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật để đề xuất phương án xử lý dứt điểm, khả thi và xác định rõ điều kiện về cơ chế, chính sách, cấp có thẩm quyền xử lý.

Đối với Dự án VTM, ủy ban đã có các chỉ đạo yêu cầu SCIC, VNS làm việc với các bên liên quan tại VTM để thống nhất phương án khôi phục sản xuất kinh doanh; bảo vệ nhà máy, tài sản, máy móc thiết bị, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; khẩn trương hoàn thiện đề án tái cơ cấu theo đúng chỉ đạo của cấp có thẩm quyền và các quy định pháp luật.

Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhận nhiệm vụ Cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo từ 30/5/2019. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban trực tiếp là Phó Trưởng ban Thường trực. Tại thời điểm tiếp nhận nhiệm vụ, đây là các dự án, doanh nghiệp quy mô lớn, nằm trong chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp hóa chất, năng lượng, thép, đóng tàu và giấy đã vướng mắc, tồn tại nhiều năm và phát sinh sai phạm, khuyết điểm trong quá trình đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác dẫn đến tình trạng đầu tư dở dang hoặc hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả; một số dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư lên cao so với dự toán ban đầu; hầu hết các gói thầu EPC của dự án, doanh nghiệp đều phát sinh tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu, chưa được quyết toán, xử lý triệt để; các doanh nghiệp, dự án vận hành được sản xuất đều gặp khó khăn về tài chính, nhân sự, thị trường…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm