Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thứ trưởng Bộ Công thương: Tạm thời chưa tước giấy phép của 5 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu

Hương Giang

Thứ ba, 06/09/2022 - 22:27

(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay, trước mặt xử phạt tiền, còn hình thức xử phạt bổ sung là tạm thời tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với 5 doanh nghiệp đầu mối thì “sẽ được áp dụng trong thời điểm phù hợp”.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Đ.X

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 6/9, lãnh đạo Bộ Công thương nhận được câu hỏi liên quan đến thị trường xăng dầu.

Cụ thể, ngày 5/9, Bộ Công Thương đã rút giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của 5 doanh nghiệp.

“Lý do của việc tước giấy phép này là gì? Việc này sẽ ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu như thế nào?”, phóng viên nêu câu hỏi với lãnh đạo Bộ Công thương.

Trả lời, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, ngày 15/2, cơ quan này đã ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về kinh doanh xăng dầu.

Qua thanh tra, ngày 31/8, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 11 doanh nghiệp và các công ty con của các doanh nghiệp này với tổng số tiền là hơn 13 tỷ đồng.

Ngoài phạt tiền, còn ban hành 5 quyết định xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trong thời hạn một tháng với 5 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

5 doanh nghiệp bị phạt hành chính và tạm tước giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, gồm: Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP HCM (Saigon Petro), Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu, Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Phương.

“Lỗi của các doanh nghiệp này chủ yếu là do không đáp ứng được điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu. Với 5 doanh nghiệp bị tước quyền như vậy thì ngoài việc không được xuất, nhập khẩu xăng dầu, thì họ cũng không được mua xăng dầu ở trong nước, không được bán xăng dầu cho các đơn vị khác”, ông Đỗ Thắng Hải nói.

Nhấn mạnh quan điểm cần xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nhưng Thứ trưởng Công Thương nói cũng phải lưu ý tới khó khăn của doanh nghiệp hiện nay sau dịch. Quan trọng là phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng.

Vì thế, Bộ Công Thương đã họp, thống nhất trước mắt xử lý phạt hành chính bằng phạt tiền với các doanh nghiệp này. Còn hình thức xử phạt bổ sung là tạm thời tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu thì “sẽ được áp dụng trong thời điểm phù hợp”.

Việc này cũng được Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ tại cuộc họp thường kỳ hôm nay.

“Chúng tôi đang xử lý và hi vọng sẽ tìm được biện pháp phù hợp nhất, tốt nhất trong điều kiện hiện nay”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Vì sao giá dầu cao hơn giá xăng?

Cũng tại buổi họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải trả lời báo chí về việc lần đầu đầu tiên trong nước giá dầu cao hơn giá xăng.

Theo ông Hải, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu trên thị trường thế giới biến động mạnh.

Cụ thể, từ đầu năm 2022 đến nay, sau xung đột Nga - Ukraine, nguồn cung khí đốt cho Châu Âu và Mỹ giảm nên cầu về dầu diesel, dầu hoả tăng. Ngoài ra, nhu cầu người dân chuyển sang dùng khí đốt sang dầu tại Châu Âu, Mỹ khi mùa Đông tới gần, cũng khiến giá dầu đã tăng vọt, cao hơn giá xăng.

“Hiện bình quân giá xăng ở mức khoảng 105 USD/thùng, trong khi giá dầu đang ở mức 143 USD/thùng”, ông Hải thông tin.

Với giá bán lẻ các mặt hàng này trong nước, ông Hải cho hay, cơ cấu tính giá cơ sở thì mức thuế áp dụng với xăng cao hơn dầu.

Thuế nhập khẩu dầu 0-0,12%; xăng là 9,7%. Thuế tiêu thụ đặc biệt của dầu là 0%, còn xăng 8-10%. Nên giá bán lẻ xăng trong nước cao hơn dầu. Nhưng tại kỳ điều hành ngày 5/9 thì do biến động lớn từ giá thế giới, giá dầu cao hơn 30-50 USD/thùng, nên giá bán lẻ dầu trong nước lần đầu cao hơn xăng.

Chia sẻ với những đối tượng sử dụng dầu diesel: Vận tải, ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản, ông Hải cũng nhấn mạnh, chúng ta điều hành giá xăng, dầu theo kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

“Ngoài sử dụng các công cụ điều hành như Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để có mức hợp lý, tăng thấp hơn đà tăng thế giới, còn có những biện pháp khác hỗ trợ các đối tượng bị tác động", ông nêu.

Sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính, từ 15h ngày 5/9, mỗi lít xăng RON 95-III giảm về 24.230 đồng và E5 RON 92 là 23.350 đồng.

Trong khi đó, dầu diesel tăng 1.430 đồng một lít, lên mức 25.180 đồng. Mỗi lít dầu hoả cũng đắt thêm 1.390 đồng, tăng lên 25.440 đồng. Riêng dầu mazut sau nhiều kỳ liên tục giữ ổn định, thì tại kỳ điều hành này giảm 470 đồng, về 16.070 đồng một kg.

Với ngưỡng giá hiện tại thì lần đầu, giá bán lẻ dầu (diesel, dầu hoả) đã vượt giá xăng các loại.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm