Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đan Quế
Thứ hai, 02/06/2025 - 15:26
(Thanh tra) - Một trong những giải pháp mà ngành Công Thương đặt ra đề thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên là tiếp tục tăng cường công tác phòng vệ thương mại góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững.
Chủ động phòng vệ thương mại góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, để đạt được các mục tiêu tăng trưởng đối với ngành Công Thương được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, Bộ Công Thương đã xây dựng kịch bản tăng trưởng từng tháng từng quý đối với các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành.
Theo thống kê, cả 3 lĩnh vực của ngành Công Thương gồm sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thị trường trong nước đều tăng trưởng khả quan. Trong đó có 02 chỉ tiêu của ngành Công Thương đã đạt và vượt kịch bản nhằm đạt kết quả tăng trưởng chung 8% gồm: Tăng trưởng xuất khẩu đạt 19,8%, vượt so với kịch bản tăng 14,5%; Thương mại điện tử tăng 17%, đạt kịch bản tăng 17%.
Tuy nhiên, còn 3 chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn kịch bản gồm: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,1% (kịch bản tăng 12,3%); Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,9% (kịch bản tăng 9,3%) và cán cân thương mại xuất siêu 0,58 tỷ USD (kịch bản 1,3 tỷ USD).
Một trong những giải pháp mà ngành Công Thương đặt ra đề thực hiện Nghị quyết số 25/NQ - CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên là tiếp tục tăng cường công tác phòng vệ thương mại góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, công tác tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, kịp thời điều tra, ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các quốc gia cũng chịu tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ đã và đang được triển khai tích cực.
Bộ Công Thương tiếp tục điều tra 03 vụ việc chống bán phá giá, 03 vụ việc rà soát cuối kỳ và 03 vụ việc rà soát biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đã khởi xướng trong năm 2024, trong đó đã hoàn thành 01 vụ việc; khởi xướng rà soát 01 vụ việc mới.
Hiện có 09 biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực với các sản phẩm thép nhập khẩu và 02 vụ việc đang trong quá trình điều tra liên quan tới sản phẩm thép bao gồm thép mạ và thép cán nóng. Các biện pháp phòng vệ thương mại đã và đang góp phần bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội.
Bộ Công thương cũng đẩy mạnh việc hỗ trợ, giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đến hết tháng 4/2025, đã có 285 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 25 thị trường và vùng lãnh thổ điều tra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (156 vụ việc), tiếp đó là các vụ việc tự vệ (59 vụ việc), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (39 vụ việc) và chống trợ cấp (31 vụ việc).
Trong các vụ việc này, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả, giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong tháng 3/2025, Hoa Kỳ đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi và vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam với kết quả khá tích cực khi thuế chống trợ cấp đối với các doanh nghiệp hợp tác trong hai vụ việc lần lượt là 3,39% và 2,15%. EU cũng mới ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá với thép cán nóng, trong đó một doanh nghiệp lớn của ta không bị áp thuế.
Để giúp các cơ quan chức năng, hiệp hội, doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn trước nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh, Bộ Công Thương thường xuyên cập nhật danh sách, đăng tải thông tin cảnh báo sớm các mặt hàng có khả năng bị nước ngoài điều tra trên trang thông tin điện tử của Cục Phòng vệ thương mại và của Bộ Công Thương, đồng thời gửi thông báo đến các cơ quan, hiệp hội liên quan. Bộ Công Thương cũng thường xuyên theo dõi, nghiên cứu các chính sách thuế quan khác của Hoa Kỳ để Lãnh đạo Chính phủ và thông báo đến các hiệp hội, doanh nghiệp liên quan.
Nhiều sản phẩm thép xuất khẩu được Cục Phòng vệ thương mại cảnh báo có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (Ảnh: IT)
Theo cảnh báo từ Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), các mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại gồm: Một số sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ như gỗ dán từ nguyên liệu gôc cứng, tủ bếp và tủ nhà tắm, đồ nội thất phòng ngủ, ghế sofa có khung gỗ, gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục; một số sản phẩm vật liệu xây dựng xuất khẩu sang Hoa Kỳ như: Đá nhân tạo bằng thạch anh, gạch men; một số sản phẩm thép xuất khẩu sang Hoa Kỳ như: thép cacsbon chống ăn mòn, ống thép hộp và ống thép tròn, cáp thép dự ứng lực, mặt bích bằng thép không gỉ; một số sản phẩm thép xuất khẩu sang Mexico như théo cán nóng, thép dự ứng lực; Thép hình cán nóng xuất khẩu sang Australia; Một số sản phẩm nhôm xuất khẩu sang Hoa Kỳ như: dây và cáp nhôm, nhôm thanh định hình; Một số sản phẩm công nghiệp chế tạo khác như pin năng lượng mặt trời, xe đạp điện, máy giặt dân dụng cỡ lớn, lốp xe tải và lốp xe khách.
Theo thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, để tăng cường công tác phòng vệ thương mại góp phần thúc đẩy xuất khẩu bền vững, cần đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đúng thời hạn nhằm củng cố thể chế về phòng vệ thương mại hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế; Tiếp tục củng cố cơ chế phối hợp thống nhất, xuyên suốt xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương; giữa các cơ quan trong nước và ngoài nước; giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và hiệp hội ngành hàng. Đồng thời triển khai có hiệu quả các Đề án lớn về phòng vệ thương mại như: Đề án 316 “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại”; Đề án 824 “Tăng cường quản lý Nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ”; Đề án 1659 “Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới”; tiếp tục tham gia đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác trong lĩnh vực phòng vệ thương mại; Thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy các nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại trong cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tổ chức, cá nhân liên quan và tăng cường công tác thông tin, truyên truyền, phổ biến về pháp luật phòng vệ thương mại, các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Uyên Phương
(Thanh tra) - Dù công tác đầu tư công ở nước ta trong những tháng đầu năm 2025 có nhiều cải cách, đột phá về thể chế, việc triển khai thực hiện cũng đạt những tín hiệu tích cực song tiến độ giải ngân vẫn còn một số “điểm nghẽn”, vướng mắc cần tháo gỡ.
Hoàng Minh
Mai Lê
Đình Thuyết
Thu Huyền
Uyên Phương
Văn Thanh
Hoàng Minh
Trọng Tài
Mai Lê
Thái Hải
Trần Lê
Nam Dũng