Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sản xuất điện từ rác

Thứ tư, 11/12/2013 - 16:23

(Thanh tra) - Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn năng lượng và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Xây dựng nhà máy sản xuất điện từ rác thải được kỳ vọng sẽ giải quyết được thực trạng bức thiết trên.

Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh: Hải Hà

Đó là thông tin được Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang cho biết tại buổi Tọa đàm “Công nghệ xử lý rác thải kết hợp phát triển điện: Cơ hội và thách thức” do Bộ Công thương tổ chức sáng nay (11/12).

Phát biểu tại buổi tọa đàm Thứ trưởng Quang cho biết, ở Việt Nam sản xuất điện thông qua xử lý rác thải còn rất mới mẻ. Vì vậy, thông qua tọa đàm mong muốn nhận được chia sẻ kinh nghiệm từ Công ty Ecotech Việt Nam cũng như nhà đầu tư Malakoff của Malaysia. 

Mô hình sản xuất điện từ rác thải nếu thành công sẽ đem lại lợi ích kép cho Việt Nam vì vừa xử lý được nạn ô nhiễm môi trường vừa tạo ra được nguồn năng lượng mới.

Ông Lê Anh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty ECotech Việt Nam cho biết: Hiện nay, các nguồn năng lượng gió, mặt trời, sinh khối từ bã mía, trấu… ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu, tính toán một cách khoa học, việc đầu tư cho mỗi miliwatt (MW) khá đắt đỏ. Khả năng phát triển thủy điện lớn không còn; thủy điện nhỏ diện tích chiếm đất nhiều và tác động không nhỏ tới môi trường. Việc phát điện từ các dự án nhiệt điện than cũng phải giảm do khó khăn trong khai thác và nhập khẩu than dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu… Sản xuất điện từ rác có thể khắc phục được những hạn chế trên, bởi rác là nguồn nguyên liệu sẵn có, vừa không mất tiền mua, lại góp phần không nhỏ bảo vệ môi trường, giảm diện tích chiếm đất chôn lấp cũng như chi phí tiêu hủy… “Khi xây dựng các nhà máy sản xuất điện từ rác sẽ có khả năng cung cấp cho hệ thống điện quốc gia một nguồn điện rất lớn, tới hàng nghìn MW”, ông Tùng nhấn mạnh.

Theo tính toán của Công ty Ecotech Việt Nam, trong giai đoạn 2015 - 2020, với lượng rác trung bình thải ra của TP lớn như Hà Nội (7.000 - 8.000 tấn/ngày), TP Hồ Chí Minh (10.000 - 12.000 tấn/ngày), Hải Phòng và Đồng Nai (5.000 - 6.000 tấn/ngày)… đây sẽ là nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định cho các nhà máy rác điện công suất 500 tấn/ngày (8MW) tương đương sản lượng gần 350MW điện được sản xuất từ rác.

Thực tế ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có Dự án Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại Khu Liên hiệp Xử lý chất thải Nam Sơn tại Hà Nội áp dụng công nghệ lò đốt của Nhật Bản để tái sử dụng nguyên liệu chất thải biến thành điện năng (dự án mới được khởi công ngày 19/9/2013, dự kiến hoàn thành phát điện vào năm 2014) và  tại TP Hồ Chí Minh vào năm 2006 đã vận dụng nguồn rác thải để sản xuất điện năng bằng việc đưa vào hoạt động công trình xử lý rác Gò Cát tại quận Tân Bình. Tuy nhiên, nhà máy này đã hoạt động 7 năm nay nhưng lượng điện sản xuất với phương thức ủ rác tạo khí ga, từ khí gas đem lại chạy máy phát điện là cực kỳ nhỏ và thực tế là không có hiệu quả kinh tế…

Mô hình rác - điện của Malakoff với mục tiêu biến rác thành điện nếu được phát triển sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng rác thải cho sản xuất điện năng và xử lý làm sạch khí thải, ô nhiễm môi trường.


Trên thế giới, mô hình sản xuất điện từ rác đã được áp dụng tại nhiều nước, trong đó phải kể đến Đan Mạch có tỷ lệ đầu người cao nhất châu Âu về sản lượng của điện năng và nhiệt năng từ các nhà máy sản xuất năng lượng từ rác (EfW). 30 nhà máy EfW sử dụng 3,5 triệu tấn rác trong 1 năm để sản xuất 5% nhu cầu quốc gia về điện năng và 20% nhu cầu nhiệt năng. Người dân châu Phi cũng đã thành công trong việc sản xuất điện sinh hoạt từ rác thải…

T.H

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024
Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm