Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2020 đạt 3,5 tỷ USD

Xuân Cảnh

Thứ sáu, 08/05/2020 - 15:33

(Thanh tra) - Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành Tôm nước lợ năm 2020, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức vào ngày 8/5.

Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển ngành Tôm nước lợ năm 2020. Ảnh: CN

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, trong năm 2019, bên cạnh những thuận lợi, ngành Tôm còn có một số diễn biến bất lợi, như giá cả hàng hóa trên thế giới diễn biến phức tạp trong nửa đầu năm, cạnh tranh thương mại gia tăng, giá nguyên liệu thủy sản giảm sát, giá nhiên liệu tăng...

Tổng diện tích thả nuôi đạt 705.545ha, trong đó tôm sú 603.855ha, tôm chân trắng 97.865ha. Sản lượng thu hoạch đạt 823.851 tấn, bằng 110,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Xuất khẩu tôm đạt 3,36 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2018. Mặc dù không đạt kết quả khả quan như kỳ vọng, nhưng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các thị trường nhập khẩu chính cũng cho thấy những tín hiệu tích cực trong năm 2020.

Tính đến ngày 31/3/2020, kim ngạch xuất khẩu tôm các loại đạt 591,083 triệu USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ, trong đó tôm chân trắng đạt 417,216 triệu USD, tôm sú 112,948 triệu USD (giảm 23% so với cùng kỳ năm 2019).

Định hướng năm 2020, diện tích nuôi thả đạt 730.000 ha, trong đó tôm sú 620.000ha, tôm thẻ 110.000ha; sản lượng đạt 830.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: XC

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa cuối năm 2019, xuất khẩu tôm sang các thị trường có xu hướng khả quan hơn sau khi sụt giảm trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2020 khi lượng tồn kho của năm 2019 được giải quyết, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ sẽ tăng, giá xuất khẩu cũng sẽ hồi phục.

Năm 2019, tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 102 thị trường, trong đó top 10 thị trường nhập khẩu chính là EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN, Thụy Sỹ, chiếm 96,7% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Theo VASEP, Hiệp định Thương mại EVFTA có hiệu lực sẽ tạo kỳ vọng cho con tôm Việt Nam sang thị trường EU nhiều hơn khi thuế giảm mạnh.

Thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức cơ bản 12 - 20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực; thuế nhập khẩu tôm chế biến vào EU sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh của Việt Nam có lợi thế rõ rệt so với các nước khác.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm