Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghệ An tìm giải pháp tháo gỡ “nhiệm vụ kép”

Thứ sáu, 10/04/2020 - 08:00

(Thanh tra)- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo cho các sở, ngành, địa phương phối hợp các hiệp hội, hội doanh nghiệp (DN) tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ khó khăn cho DN.

Sản xuất kinh doanh trong điều kiện dịch Covid-19, nhiều DN ở Nghệ An buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Ảnh: Đức Anh

DN và người lao động gặp khó khăn

Trước tình hình dịch bệnh, nhiều DNtrên địa bàn đã gặp khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thế. Những DN còn lại phải gồng mình duy trì hoạt động.

Qua khảo sát, đánh giá, ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến các DN kinh doanh vận tải giảm sút từ 70-80% lượng khách; các DN hoạt động giáo dục tư thục, ngoài công lập chưa thể đi vào hoạt động từ đợt nghỉ Tết Nguyên đán, hoạt động kinh doanh lữ hành, du lịch bị đình trệ do các hợp đồng, dịch vụ đều bị khách hoãn do dịch bùng phát... Ước tính doanh thu giảm 50-100% so với cùng kì năm ngoái. Bên cạnh đó, tâm lý hoang mang, lo sợ trong cộng đồng, nhân dân cũng là yếu tố làm cho tiêu thụ và sản xuất giảm mạnh.

Ông Nguyễn Đàm Văn - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An cho biết: Trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng của dịch bệnh, Ban Chấp hành Hội Doanh nhân trẻ đã đề xuất tới các cấp có thẩm quyền có giải pháp hỗ trợ khắc phục khó khăn, thiệt hại cho DN; cùng nhau trao đổi thông tin, sáng kiến, cách làm hay hỗ trợ nhau vượt qua thời điểm khó khăn này.

“Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và không có các giải pháp hiệu quả hỗ trợ các DN khó khăn thì sắp tới DN có nguy cơ dừng sản xuất, thậm chí phá sản”, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nghệ An lo lắng.

Công nhân Công ty Cổ phần Gạch ngói Xuân Hòa đảm bảo sát khuẩn trước khi vào làm việc tại Nhà máy. Ảnh: P.Q

Ông Phan Quang- Giám đốc Công ty Cổ phầnSản xuất gạch ngói Xuân Hòa (Nam Đàn), Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh cho rằng, việc hỗ trợ nâng cao “sức đề kháng” cho DN cũng cần triển khai quyết liệt, hiệu quả như chống dịch. Bởi chính DNlà khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch và cũng để lại “tàn dư” lớn nhất sau dịch mà vấn đề việc làm của người lao động là một trong những hậu quả rõ ràng nhất sau này.

Còn ông Trần Anh Sơn- Chủ tịch Hội DN tiêu biểu Nghệ Anđề nghị HĐND tỉnh xem xét, quyết định lại bảng giá đất trên địa bàn giai đoạn 2020-2024 vừa được tỉnh thông qua theo hướng nên giữ nguyên như trước kia. Ngoài ra, tạm dừng thanh tra, kiểm tra định kỳ DN trong thời điểm này và cho đến hết năm 2020.

Giải pháp tháo gỡ “kép”

Cụ thể hóa Chỉ thị số 11/CT-TTg, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch 179/KH-UBND nhằm đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội ứng phó với dịch Covid-19, với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Trong đó, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cập nhật kịch bản tăng trường dưới sự tác động của dịch bệnh, phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi một số chính cách đầu tư trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ DN có dự án; phối hợp các đơn vị liên quan tạm dừng kiểm tra các dự án chậm tiến độ.

Sở Tài chính tham mưu phương án miễn, giảm, mức giảm đối với các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền; đồng thời không điều chỉnh tăng giá trong năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất của DN do Nhà nước định giá.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lên phương án hỗ trợ thực hiện liên kết trong sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường tìm kiếm thị trường để giải quyết đầu ra cho nông sản, nhất là hải sản đánh bắt.

Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu phương án miễn, giảm tiền thuê đất hàng năm và các năm tiếp theo, cắt giảm các thủ tục không cần thiết…

Cộng đồng DN Nghệ An tổng hợp các kiến nghị, đề xuất để được tháo gỡ, hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn. Ảnh: Đ.A

Sở Du lịch chủ động lên phương án, giải pháp kích cầu du lịch, chuẩn bị điều kiện đón, thu hút khách du lịch ngay sau khi hết dịch.

Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện hỗ trợ DN và người lao động các chế độ chính sách lao động bị mất việc làm, thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch.

Riêng Cục Thuế tỉnh có kế hoạch giảm từ 30% số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế, đồng thời không tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ trong năm 2020 đối với DN không có dấu hiệu vi phạm, các DN chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh để tạo điều kiện cho doanh nghệp tập trung giải quyết khó khăn.

Ngành Hải quan tập trung các giải pháp tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa, hoàn thuế, gia hạn nộp thuế; tăng cường kiểm soát nội bộ, chấn chỉnh, xử lý nghiêm cán bộ công chức có hành vi lợi dụng chính sách kiểm soát dịch bệnh để gây phiền hà DN.

Ngành Ngân hàng chỉ đạo các tổ chức tín dụng cần triển khai kịp thời các gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ, có chính sách ưu tiên cho đối tượng vay thuộc lĩnh vực sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân gặp khó khăn do dịch…

Ông Phạm Đình Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Nghệ An cho biết: Kế hoạch của tỉnh ban hành được xem là “cứu cánh” cho cộng đồng DN, để mỗi chủ DN và người lao động có được sự động viên kịp thời, từ đó chủ động có những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài trong chiến lược sản xuất kinh doanh để vượt qua khó khăn, tiếp tục đóng góp hiệu quả vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch Covid-19.

Box:

Tính đến 1/1/2020, trên địa bàn tỉnh có 21.536 DN đã đăng ký thành lập. Đến ngày 16/3, có 373 DN được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bên cạnh đó có 205 DN đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại, giảm 12 DN so với cùng kỳ; có 28 DN buộc phải giải thể, tăng 33,3% so với cùng kỳ.

Đức Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm