Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngân hàng rao bán để thu hồi nợ vay

Nguyên Phê

Chủ nhật, 09/10/2022 - 10:48

(Thanh tra) - Chủ đầu tư vay vốn để đầu tư xây dựng Dự án (DA) Bến xe phía Nam Đà Nẵng theo chủ trương xã hội hoá giao thông của TP. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau không đưa vào hoạt động được, nên sau 10 năm bỏ hoang và âm nợ thì bị ngân hàng rao bán toàn bộ cơ sở và đất để thu hồi nợ vay của chủ đầu tư.

Bến xe phía Nam Đà Nẵng đang được ngân hàng rao bán thu hồi nợ vay. Ảnh: N.P

Ngân hàng Thương mại Cổ phần (CP) Công Thương Việt Nam (VietinBank) đang rao bán tài sản của Cty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, gồm quyền sử dụng đất cơ sở sản xuất kinh doanh có diện tích 3.180m2 và tài sản gắn liền với đất tại DA Bến xe khách liên tỉnh phía Nam Đà Nẵng.

Giá bán tối thiểu được VietinBank đưa ra là hơn 48 tỷ đồng. Số tiền bán thu được sẽ dùng để thanh toán nợ vay của Cty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại Vietinbank, do chủ đầu tư vi phạm cam kết về trả nợ vốn vay.

Trước đó, vào năm 2012, DA Bến xe phía Nam TP Đà Nẵng được đầu tư xây dựng theo chủ trương xã hội hóa, nhưng vì nhiều nguyên nhân và vướng mắc về quy hoạch phân luồng, phân tuyến vận tải, trải qua thời gian dài Bến xe phía Nam Đà Nẵng gần như bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí tài sản và đất đai kéo dài…

Bến xe phía Nam Đà Nẵng được xây dựng tại thôn Quá Giang 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, nằm góc 2 mặt tiền quốc lộ 1A và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. DA có diện tích 6,3 ha, tổng vốn đầu tư hơn 130 tỷ đồng với công năng phục vụ từ 800 đến 1.000 lượt xe vào và xuất bến/ngày.

Xung quanh cơ sở hạ tầng Bến xe phía Nam Đà Nẵng cỏ mọc um tùm. Ảnh: N.P

Theo chủ trương ban đầu, Bến xe phía Nam Đà Nẵng sẽ thu hút các doanh nghiệp đăng ký khai thác, sử dụng cơ sở vật chất tại bến xe để phục vụ hành khách có như cầu đi lại tuyến Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam.

Dù xây dựng xong nhưng vẫn không thể hoạt động, vì các chủ doanh nghiệp vận tải không đăng ký kinh doanh tuyến tại bến xe này vì rất nhiều lý do.

Ngay từ năm 2013, để giải quyết các vấn đề tồn đọng, khó khăn, vướng mắc của Bến xe phía Nam Đà Nẵng, TP đã có nhiều cuộc họp và nhiều văn bản kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, bến xe vẫn “đắp chiếu”; nhiều hạng mục công trình xuống cấp, hư hỏng nặng...

Cách đây hơn 2 năm, bến xe dùng làm điểm đưa đón khách của tuyến xe buýt số 7 Đà Nẵng từ đường Xuân Diệu đến Bến xe phía Nam Đà Nẵng và ngược lại, nhưng đã ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Theo quan sát của PV, hiện nay nhiều hạng mục của bến xe như hệ thống cửa, ghế ngồi, quầy bán vé, tường phía bên trong bị hỏng, thấm dột, xuống cấp, bụi phủ kín mọi nơi… Cả nghìn m2 đất đắc địa xung quanh cỏ dại mọc cao hơn đầu người. Trong bãi đậu xe, chỉ lèo tèo một số xe buýt trợ giá, xe container và một số doanh nghiệp thuê mặt bằng tập kết hàng hóa…

Một trong những nguyên nhân khiến Bến xe phía Nam không hoạt động là do vị trí nằm xa trung tâm nội đô TP, nên xe khách không chịu ra/vào bến, việc phân luồng, tuyến cũng có những bất hợp lý. Chủ đầu tư cũng chưa hoàn thành thủ tục về hoạt động bến bãi theo quy định.

Bến xe phía Nam Đà Nẵng chỉ khai thác nhỏ giọt 1 phần điện tích đất. Ảnh: N.P

Được biết, tháng 11/2012, UBND TP Đà Nẵng có văn bản không đồng ý điều chuyển một số hoạt động vận tải khách từ Bến xe Trung tâm Đà Nẵng (quận Liên Chiểu) về Bến xe phía Nam.

Tháng 5/2013, Ban Kinh tế ngân sách HĐND TP Đà Nẵng có văn bản kiến nghị Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP thực hiện đúng theo quy hoạch, trong đó phân định luồng tuyến Bến xe phía Nam cho các tuyến vận chuyển khách từ Đà Nẵng đi các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên; nhưng sau đó, UBND TP có văn bản chỉ đồng ý cho các phương tiện xe tải, xe container và các đơn vị vận tải tuyến cố định có nhu cầu đăng ký mới vào khai thác Bến xe phía Nam. Đồng thời, giao chủ đầu tư tự vận động, kêu gọi các doanh nghiệp đăng ký vào hoạt động tại bến xe này.

Người dân sinh sống quanh khu vực Bến xe phía Nam Đà Nẵng cho rằng, TP đã dành một quỹ đất rất lớn để doanh nghiệp xây dựng bến xe, phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân, nhưng xây dựng xong gần như bỏ hoang, nay lại bị ngân hàng rao bán để thu hồi nợ vay, thì vừa lãng phí đất đai và tiền của kéo dài.

Và, không biết số phận của Bến xe phía Nam Đà Nẵng sẽ đi về đâu khi có chủ mới?

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm