Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 06/07/2024 - 23:43
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, trong thực hiện mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, không kết nối với lưới điện quốc gia, có thể xuất hiện sự lúng túng.
Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trả lời báo chí về cơ chế mua bán điện trực tiếp. Ảnh: N.Bắc
Nội dung này được Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết khi trả lời báo chí về cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Theo lãnh đạo Bộ Công thương, Thủ tướng vừa ký ban hành Nghị định số 80 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, có hiệu lực từ ngày 3/7.
“Mua bán điện trực tiếp là một cơ chế còn khá mới, được thực hiện thông qua hai phương thức”, ông Tân nói.
Đầu tiên là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng, không kết nối với lưới điện quốc gia. Thứ hai là mua bán điện qua lưới điện quốc gia giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.
Với cơ chế mới, lãnh đạo Bộ Công thương nhận định, “chắc chắn không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định”, đặc biệt là mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, không kết nối lưới điện quốc gia.
Bởi, hai bên tham gia cơ chế là đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn sẽ phải tự thảo luận hợp đồng.
Ông Tân cho hay, tại Nghị định 80, hợp đồng được quy định mang tính định hướng. Còn các nội dung cụ thể liên quan đến mua bán, trao đổi, giá cả… hai bên sẽ thỏa thuận.
“Tôi cho rằng ở đây có thể sẽ xuất hiện sự lúng túng trong thực hiện, đặc biệt với bên vận hành điện lực, chưa biết trên cơ sở nào để đàm phán”, Thứ trưởng Bộ Công thương nói.
Thêm nữa, khi kết nối lưới điện quốc gia phải đảm bảo tính hệ thống và an toàn trong vận hành lưới điện. Nhu cầu đáp ứng khách hàng, khả năng đáp ứng đơn vị ngành Điện có thể còn vướng mắc…
Vì vậy, ở góc độ quản lý Nhà nước, Bộ Công thương đã giao các đơn vị triển khai hướng dẫn văn bản, nhằm đảm bảo tính đồng bộ.
Nêu giải pháp cụ thể, theo ông Tân, các địa phương cần tạo điều kiện, rà soát lại các quy hoạch, xây dựng, phòng cháy chữa cháy để phát triển các nhà máy năng lượng tái tạo, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sử dụng điện lớn trong cơ chế mua bán điện trực tiếp.
EVN - đơn vị đang chịu trách nhiệm quản lý đơn vị vận hành hệ thống điện quốc gia, phải xây dựng các quy trình, quy chế để thực hiện nghị định, đáp ứng nhu cầu đăng ký của các khách hàng lớn và các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo.
Bộ Công thương giao các đơn vị rà soát lại các thông tư, quy định có liên quan để xem xét, nghiên cứu, sửa đổi nhằm hỗ trợ và đảm bảo việc thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp hiệu quả.
“Đây là cơ chế mới, chúng tôi đã dự báo trước tình hình và đề ra các giải pháp. Đồng thời, đã thành lập tổ công tác để theo dõi kịp thời và phản ứng nhanh trong quá trình triển khai thực hiện”, Thứ trưởng Bộ Công thương nói thêm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.
Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.
Cao Sơn
07:05 12/12/2024TC
18:00 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà