Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Uyên
Thứ tư, 26/05/2021 - 22:21
(Thanh tra)- Gần đây, tại một số cơ sở y tế khám chữa bệnh trong nước như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội… đã xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ nghiêm trọng gây thất thoát tài sản cho Nhà nước.
Ảnh minh họa
Theo tìm hiểu của PV, nguyên nhân chính nằm ở công tác lập hồ sơ mời thầu (HSMT) nói riêng và tổ chức đấu thầu nói chung, cụ thể như sau:
Trong quá trình mời thầu, các dự án đưa các tiêu chí không phù hợp vào HSMT, hồ sơ yêu cầu (HSYC) nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu. Công tác thẩm định trong đấu thầu còn hình thức, chưa đi vào thực chất, nhiều trường hợp báo cáo thẩm định chỉ nêu lại nội dung của tờ trình mà không đưa ra nhận xét, kiến nghị cụ thể…
Theo các chuyên gia, vấn đề nổi cộm nhất hiện nay trong công tác tổ chức đấu thầu dùng tiền đối với các dự án dùng ngân sách. Riêng trong lĩnh vực mua sắm hàng hóa, việc đưa các thông số kỹ thuật của một hãng sản xuất hay model cụ thể vào trong HSMT gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng là nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế tham gia của các nhà thầu.
Về nguyên tắc, thông số kỹ thuật phải rõ ràng, không đưa ra quy định mang tính hạn chế/chỉ định về xuất xứ, tiêu chuẩn, công nghệ, hãng sản xuất, nhà cung cấp.
Kinh nghiệm của các tổ chức tài trợ lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), ADB cho thấy, công tác khảo sát xây dựng các thông số kỹ thuật đưa vào trong HSMT phải dựa trên yêu cầu xem xét khảo sát tối thiểu 03 nhà sản xuất khác nhau đáp ứng hoặc tương đương.
Các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất đặc thù như trong lĩnh vực thiết bị y tế thường không tổ chức khảo sát tối thiểu 03 nhà sản xuất khác nhau trong quá trình lập HSMT dẫn đến tình trạng là nhiều gói thầu chỉ có một nhà thầu tham gia hoặc nếu có các nhà thầu khác cũng chỉ đóng vai trò “hỗ trợ”.
Chẳng hạn một số gói thầu lựa chọn nhà thầu qua mạng như gói thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị liên chuyên khoa (mắt, tai mũi họng, thận nhân tạo) của Bệnh viện Đa khoa A có giá gói thầu là 106,314 tỷ đồng (giá trúng thầu là 103,192 tỷ đồng).
Hay là gói thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị hồi sức và thiết bị điều trị thuộc Dự án Trang thiết bị y tế Bệnh viện Đa khoa B có giá gói thầu là 46,644 tỷ đồng (giá trúng thầu là 46,446 tỷ đồng) đều chỉ có một nhà thầu tham gia.
Hoặc việc yêu cầu một công nghệ mà chỉ một hãng đáp ứng được sẽ hạn chế sự tham gia của nhà thầu khác. Chẳng hạn gói thầu về nhà bao che lò đốt rác 1, 2 (nhà xử lý rác 1, 2), thiết bị xử lý rác thải 1, 2 thuộc Dự án Bệnh viện Đa khoa B yêu cầu công nghệ xử lý rác thải plasma - công nghệ độc quyền của Hãng Petech Việt Nam.
Các nhà thầu khi nhìn vào yêu cầu kỹ thuật trong HSMT là biết rõ nhà phân phối nào là độc quyền về hàng hóa hay công nghệ đó trên thị trường, do vậy họ biết là có tham gia cũng không thể trúng thầu được.
Điều đáng nói, giá gói thầu do các công ty thẩm định giá xác định thường dựa trên các chào giá của các nhà cung cấp và giá trúng thầu (giao dịch thành công) theo đúng các tiêu chuẩn thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành.
Giá thẩm định là một trong những căn cứ để chủ đầu tư phê duyệt giá gói thầu do vậy giá thẩm định là một trong những kênh tham khảo chứ không phải quyết định giá gói thầu. Đồng thời các công ty thẩm định giá sử dụng các phương pháp thẩm định giá và dựa trên những nguồn dữ liệu đầu vào được tiêu chuẩn thẩm định giá cho phép.
Để công tác thẩm định giá công khai, minh bạch, thì hệ thống dữ liệu về giá quốc gia phải được xây dựng đồng bộ và đầy đủ, đặc biệt là dữ liệu về giá nhập khẩu, ngoài ra cần có các quy định về tỷ lệ lợi nhuận cho phép đối với các công ty thương mại để các công ty thẩm định giá có cơ sở xác định giá theo phương pháp chi phí, không phải chỉ theo phương pháp so sánh.
Bên cạnh đó, giá gói thầu là giá dự toán hay giá trần để các bên dự thầu không chào giá vượt mức này, nó không phải là giá trúng thầu vì giá trúng thầu được xác định thông qua quá trình đấu thầu theo nguyên tắc thị trường. Ở nhiều nước phát triển, giá gói thầu thường không cần thẩm định giá mà do bên mời thầu tự xác định vì quá trình đấu thầu của họ đảm bảo giá trúng thầu là giá thị trường.
Tóm lại công tác tổ chức đấu thầu phải đảm bảo sự cạnh tranh theo đúng bản chất thị trường thì mới đảm bảo tiền ngân sách được sử dụng hiệu quả nhất.
Để làm được điều đó thì công tác lập hồ sơ mời thầu, đặc biệt là xây dựng cấu hình, thông số kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu như để cập ở trên có vai trò quyết định.
Khi giá trúng thầu giảm thì các gói thầu sau có xu hướng tiệm cận về giá trúng thầu này, qua đó tạo mặt bằng giá gói thầu mới sát hơn với giá thị trường. Do vậy trong các quy định pháp luật về đấu thầu cần bổ sung yêu cầu khảo sát tối thiểu 03 nhà sản xuất khác nhau đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì mới cho phép ban hành hồ sơ mời thầu. Việc chưa có quy định trên để làm cơ sở thẩm định hồ sơ mời thầu đang là một trong những lỗ hổng lớn nhất trong công tác đấu thầu hiện nay.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương