Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kinh tế tuần hoàn, xây dựng các khu công nghiệp sinh thái đang là xu hướng tất yếu

T.Lương

Thứ sáu, 23/08/2024 - 21:57

(Thanh tra) - Theo quan sát của các cơ quan quản lý Nhà nước và phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, việc chuyển đổi và xây dựng mới khu công nghiệp (KCN) sinh thái còn gặp phải những khó khăn như: Các văn bản hướng dẫn còn thiếu và chưa thống nhất, gây khó khăn cho triển khai thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp.

Khu công nghiệp sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư. (Tổng quan Khu Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Nghệ An. Ảnh: Đức Mạnh)

Điển hình, trong quy định về tái sử dụng nước và chất thải trong khu công nghiệp, chi phí cho việc thực hiện các giải pháp chuyển đổi hoặc xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn hoặc các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong khi nguồn lực của doanh nghiệp có hạn.

Do đó, cần đẩy mạnh huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp, quỹ tài chính khí hậu, đối tác chuyển đổi năng lượng cũng như các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính xanh...

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các ưu đãi về tài chính, tín dụng, đất đai để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi và xây dựng mới KCN sinh thái.

Khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp triển khai KCN sinh thái

 Theo đánh giá của bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), hiện nay, theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về KCN, khu kinh tế (KKT), Bộ KH&ĐT đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan thúc đẩy các giải pháp nêu trên để tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích triển khai KCN sinh thái.

Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng chính sách, hướng dẫn liên quan đến KCN sinh thái, xây dựng hệ thống thông tin về hiệu quả tài nguyên để hỗ trợ thực hiện chính sách công nghệ, hỗ trợ đánh giá, chứng nhận KCN sinh thái, đồng thời; phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án tháo gỡ các rào cản và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện KCN sinh thái.

Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ KH&ĐT. Ảnh: H.C

Ngoài việc, tiếp tục đẩy mạnh việc hỗ trợ kỹ thuật tại các KCN để hoàn thành các yêu cầu, điều kiện của KCN sinh thái theo quy định trong nước và hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, bà Vương Thị Minh Hiếu cho rằng, việc tăng cường kết nối giữa khu vực công và khu vực tư nhân để huy động nguồn lực, đặc biệt nguồn lực từ khu vực tư nhân, đẩy nhanh việc thực hiện KCN sinh thái.

Vận động, huy động thêm nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp, quỹ tài chính khí hậu, đối tác chuyển đổi năng lượng và các nguồn lực khác cho biến đổi khí hậu cũng như kết nối với các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính xanh để huy động thêm nguồn lực thực hiện KCN sinh thái.

Tăng cường các hoạt động tập huấn đào tạo nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, địa phương, doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN và doanh nghiệp trong KCN.

"Tiếp tục phối hợp với các nhà tài trợ, cơ quan, tổ chức liên quan vận động hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, công nghệ để triển khai KCN sinh thái, gắn kết chặt chẽ KCN sinh thái với tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn theo đúng định hướng của Chính phủ", bà Hiếu nêu rõ.

Tận dụng sự chuyển dịch này để thu hút dòng vốn đầu tư xanh

 Việc chuyển đổi xanh, đáp ứng các yêu cầu về môi trường, xã hội và quản trị; kinh tế tuần hoàn, xây dựng các KCN sinh thái đang là xu hướng tất yếu. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện nay cần phải tận dụng sự chuyển dịch này để thu hút dòng vốn đầu tư xanh.

Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế nhận định: “Chúng ta thấy thế giới đang trong quá trình điều chỉnh hết sức mạnh mẽ, làm thay đổi trật tự và cấu trúc về thương mại, đầu tư”.

Bà Vương Thị Minh Hiếu phân tích, chính sự ảnh hưởng lớn của khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi kép đến mọi mặt của nền kinh tế, sự gia tăng cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia trong thu hút đầu tư; thiết kế chính sách riêng để thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ lõi như điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp hydrogen xanh, phương tiện điện… có giá trị gia tăng lớn hoặc nâng cao vị thế quốc gia.

Chính các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ lõi vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp phát triển bứt phá; đặc biệt trong thu hút đầu tư và tham gia chuỗi giá trị của những ngành công nghiệp mới như năng lượng xanh, công nghiệp bán dẫn.

Để tận dụng sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư, bà Hiếu cho rằng, các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN và doanh nghiệp cần lưu ý các trọng tâm. Trong đó đầu tiên là phải mạnh dạn thay đổi hướng phát triển theo các mô hình KCN, KKT mới trong đó có KCN sinh thái.

Thứ hai, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm trụ cột cho sản xuất và thu hút đầu tư, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp công nghệ, start-up, dành quỹ đất và nguồn lực cho các dự án hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ, quy trình mới hoặc cải tiến những cái cũ, nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng...

Tiếp theo là thu hút đầu tư có chọn lọc, chủ động tiếp xúc, bám sát các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên. Đặc biệt là các dự án công nghệ hiện đại, có cam kết chuyển giao công nghệ, tác động lan tỏa tới các ngành, lĩnh vực, mở rộng thị trường, phát triển chuỗi cung ứng, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, đảm bảo phát triển bền vững về môi trường và triển khai các giải pháp xây dựng nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong KCN; nghiên cứu và thực hiện các tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của các chuỗi ngành hàng.

Và đặc biệt là phải tận dụng cơ hội đê nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của từng KCN thông qua việc chuyển mình theo hướng bền vững trên cả 3 trụ cột, đó là, kinh tế, xã hội, môi trường.

Tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế và nguồn lực đầu tư

 Bà Vương Thị Minh Hiếu cũng chia sẻ, đối với việc hoàn thiện thể chế liên quan đến khu công nghiệp, KKT, hiện Bộ KH&ĐT đang tham mưu, trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng Luật KCN, KKT.

Trong đó tập trung vào một số điểm chính; thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách và định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển các KCN, KKT; tạo hành lang pháp lý thống nhất về KCN, KKT

Theo bà Hiếu, quy định các điều kiện về quy hoạch KCN, KKT nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, lĩnh vực, nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, gắn với khả năng thu hút đầu tư, gắn với liên kết vùng, hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm, bảo tồn hệ sinh thái, phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường.

Quy định các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng và phát triển KCN, KKT tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; bổ sung quy định các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư xây dựng và phát triển các loại hình KCN mới, khu chức năng mới trong KKT, KKT mới, ngành nghề mới như chíp, chất bán dẫn, đổi mới sáng tạo..., phát triển liên kết ngành, cụm liên kết ngành trong KCN, KKT, bà Hiếu phân tích thêm

Bên cạnh đó, sẽ hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về KCN, KKT theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ”; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; xây dựng mô hình tổ chức và quản lý tinh gọn, đủ thẩm quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Bà Vương Thị Minh Hiếu cũng chia sẻ thêm, riêng đối với mô hình KCN mới trong đó có KCN sinh thái, sau khi được cấp có thẩm quyền thông qua đề nghị xây dựng luật, dự thảo luật dự kiến sẽ bổ sung thêm các cơ chế, chính sách khuyến khích nhà đầu tư, doanh nghiệp thứ cấp đầu tư vào các mô hình này, trong đó có các chính sách về thời hạn hoạt động, tiếp cận tài chính, tín dụng... nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế và nguồn lực đầu tư cho các mô hình KCN mới như hiện nay.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024
Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước

Thanh Hóa nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước

(Thanh tra) - Chiều 21/11, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024 nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Trong đó, nổi lên việc thu ngân sách Nhà nước của tỉnh năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.

Văn Thanh

12:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm