Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khai mạc Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6

N. Phó - L. Bằng

Thứ sáu, 02/08/2024 - 12:48

(Thanh tra) - Tối ngày 1/8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã khai mạc Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ 6, với chủ đề “Ngọc Linh - mãi mãi tự hào”, thu hút hàng trăm người dân, du khách đến tham gia.

Lễ rước, cúng thần sâm được trình diễn trong buổi khai mạc. Ảnh: P.B

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh trên thị trường trong và ngoài nước; giới thiệu đến du khách các nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Nam Trà My.

Sự kiện cũng là dịp kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường rừng; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Các hoạt động chính của Lễ hội sâm Ngọc Linh gồm: Lễ rước biểu tượng Sâm Ngọc Linh, Phiên chợ sâm Ngọc Linh và Dược liệu miền núi, Hội thi trình diễn cây Nêu; công bố biểu trưng huyện Nam Trà My và quyết định công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức dân gian về khai thác, trồng và chế biến Sâm Ngọc Linh - huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”; Hội thi sâm Ngọc Linh trên sân khấu; tổ chức thi các gian hàng ẩm thực miền núi, các trò chơi dân gian có thưởng…

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại buổi lễ. Ảnh P.B

Phát biểu khai mạc, ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, hiện nay, huyện đã quy hoạch vùng trồng sâm với diện tích trên 15.000 ha; thực hiện bảo tồn được khoảng 100 ha, tương đương với khoảng 2 triệu cây và phát triển vùng nguyên liệu sâm trên 1.650 ha với hơn 1.500 hộ dân tham gia trồng; thu hút 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm dưới tán rừng, với diện tích hơn 341,75 ha.

“Lễ hội lần này sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: Giao thương, văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là cơ hội quảng bá du lịch và thu hút đầu tư cho ngành dược liệu, nông nghiệp sạch của Nam Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung”, ông Dũng nói.

Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, là loại dược liệu quý hiếm, sánh ngang những loại sâm trên thế giới như: Sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ, sâm Nga, sâm Canada...

Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh cũng là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhất trong số những loại cây trồng hiện nay, đặc tính của nó chỉ sống được ở dưới tán rừng tự nhiên; nên việc trồng sâm Ngọc Linh còn giúp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống.

Nhiều gian hàng bán sâm Ngọc Linh, dược liệu trong lễ hội. Ảnh P.B

Theo ông Bửu, để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện tốt Đề án Bảo tồn và Phát triển cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, xứng đáng với tầm vóc sản phẩm quốc gia; cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương, từng bước thoát khỏi huyện nghèo, UBND huyện Nam Trà My cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo tồn và phát triển giống sâm Ngọc Linh gốc.

“Cần tận dụng lợi thế về cây dược liệu, cây sâm Ngọc Linh để tập trung phát triển du lịch sinh thái, nhất là du lịch vùng sâm. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng, tái sinh rừng; gắn chặt việc trồng sâm với bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái rừng trên địa bàn”, ông Hồ Quang Bửu chỉ đạo.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm