Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội đưa 5 dự án ra khỏi danh mục công trình trọng điểm

Hải Hà

Thứ sáu, 04/10/2024 - 21:45

(Thanh tra) - Chiều 4/10, tiếp tục kỳ họp thứ 18, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI các đại biểu đã thông qua nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật, điều hòa kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.

HĐND thành phố Hà Nội đã thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi danh mục công trình trọng điểm. Ảnh: HH

Đáng chú ý, HĐND thành phố chấp thuận đưa ra khỏi danh mục công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021-2025 đối với 5 dự án gồm: Dự án Khu công nghiệp Sóc Sơn; Dự án Khu công viên phần mềm; Dự án Bảo tồn phục dựng hào, hệ thống thủy văn tại khu di tích Cổ Loa; Dự án Phục dựng Điện Kính Thiên; Dự án Đại học Thủ đô.

Bên cạnh đó, HĐND thành phố cho phép 3 quận: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm được sử dụng nguồn cải cách tiền lương để chi đầu tư phát triển năm 2024, số tiền là 836,769 tỷ đồng.

Cho phép 2 quận Đống Đa, Nam Từ Liêm hỗ trợ 3 huyện, thị xã Thanh Oai, Quốc Oai, Sơn Tây năm 2024 với tổng kinh phí là 66,5 tỷ đồng để thực hiện 3 dự án.

Cùng với đó, HĐND thành phố đã thông qua chủ trương tiếp tục sử dụng vốn vay lại của nguồn vốn ODA của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội và dự án hỗ trợ chủ đầu tư quản lý dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

Cũng tại kỳ họp, HĐND thành phố đã xem xét điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024, cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021-2025 và định hướng giai đoạn 2026-2030.

Đồng thời, xem xét, quyết nghị phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương 34 dự án quan trọng, thuộc các lĩnh vực hạ tầng giao thông, giáo dục đào tạo, hạ tầng kỹ thuật phục vụ tái định cư...

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của thành phố đến ngày 30/9/2024 mới đạt 35,78% so với kế hoạch được HĐND thành phố giao và thấp hơn so với bình quân chung cả nước.

Do đó, phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, UBND thành phố tập trung chỉ đạo các giải pháp đồng bộ, hiệu quả; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Thành lập trung tâm hành chính công

Cũng trong chiều 4/10, HĐND thành phố Hà Nội đã nhất trí thông qua đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội.

Trung tâm là cơ quan hành chính thuộc UBND TP Hà Nội (cơ quan ngang sở), có chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Trung tâm là đầu mối giúp thành phố tổ chức cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận, số hóa, theo dõi, kiểm soát, đôn đốc, phối hợp giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Theo ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trung tâm vận hành trên cơ sở hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, các cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống nền tảng dùng chung.

Ông Hải cũng cho biết, Trung tâm được xây dựng nhằm tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính, giảm đầu mối bộ phận một cửa.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm