Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải quyết tốt tình hình khiếu nại, tố cáo mới phát triển được kinh tế

Thứ bảy, 21/11/2020 - 06:36

(Thanh tra)- Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai nhiều dự án (D.A) đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các D.A này đã phát sinh nhiều khiếu nại (KN), tố cáo (TC) của công dân.

Ông Lương Bảo Toàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra. Ảnh: VT

Tỉnh đã thực hiện tốt việc giải quyết KN,TC để tạo điều kiện cho các D.A phát triển kinh tế. Báo Thanh tra đã có cuộc trao đổi với ông Lương Bảo Toàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế về vấn này.

- Thưa ông, trong những năm qua thực hiện chủ trương đầu tư của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc đầu tư các D.A lớn tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; D.A di dời dân ở Thượng Thành, Eo Bầu tại Khu vực I, di tích Kinh thành Huế; D.A Khu du lịch - dịch vụ ở huyện Phú Lộc; D.A đường cao tốc La Sơn - Túy Loan... Những D.A này đã thu hồi diện tích đất lớn, di dời dân, làm phát sinh nhiều KN, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã làm gì để xử lý tốt những KN, TC này ?

+ Ông Lương Bảo Toàn: Với tinh thần chủ động, không bị bị động, bất ngờ và xác định KN, TC là lĩnh vực phức tạp, nếu không ổn định được tình hình sẽ không phát triển được kinh tế, thậm chí làm kìm hãm mọi sự phát triển. Do đó, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã luôn quan tâm, chỉ đạo và có nhiều nỗ lực trong công tác tiếp công dân (TCD), giải quyết KN, TC.

Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TCD và giải quyết KN, TC, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác TCD, xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC; phân công các ngành, đặc biệt là cơ quan Thanh tra tỉnh với chức năng tham mưu về quản lý Nhà nước chủ động nắm tình hình, tham mưu công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở.

Nhờ thực hiện tốt công tác giải quyết KN, TC nên kinh tế tỉnh Thừa Thiên - Huế trong những năm qua đã có sự phát triển vượt bậc. Ảnh: VT

Từ năm 2017 đến nay, Thanh tra tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức 15 lớp tập huấn, tuyên truyền pháp luật về TCD, xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC và một số văn bản hướng dẫn, thi hành pháp luật có liên quan với 1.225 người tham gia (năm 2017: 11 lớp với 742 người và năm 2019: 4 lớp với 483 người). Ngoài ra, Thanh tra tỉnh đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức 12 lớp tuyên truyền pháp luật với 1.200 người tham gia. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tập huấn về công tác xử lý đơn thư KN, TC nên về cơ bản các vụ việc KN thuộc thẩm quyền các cấp đều được giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở.

- Trong những năm qua, những “ca khó” trong giải quyết KN, TC đã được tỉnh Thừa Thiên - Huế giải quyết như thế nào thưa ông?

+ Ông Lương Bảo Toàn: Để cán bộ có kinh nghiệm và giải quyết được những “ca khó” trong giải quyết KN, TC, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc KN, TC đông người, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh. Đối với những vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, UBND tỉnh thường giao cho cơ quan Thanh tra tỉnh phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát cơ sở pháp lý, tìm ra nguyên nhân dẫn đến vụ việc KN kéo dài, nếu lỗi thuộc về chính quyền thì mạnh dạn sửa sai để điều chỉnh cho phù hợp, nếu nguyên nhân thuộc về người KN thì kiên trì hướng dẫn, giải thích pháp luật và trong trường hợp vận dụng được pháp luật, UBND tỉnh mạnh dạn vận dụng để giải quyết cho người dân nên về cơ bản gần như các vụ việc KN tồn đọng, phức tạp, kéo dài những năm trước đây như vụ ông Vĩnh Nguyện; vụ bà Lê Thị Ngọ; vụ đòi lại đất của ông Thái Văn Thuần, Dòng Lasan Việt Nam... đều đã được giải quyết dứt điểm.

Nhờ vậy, thời gian qua tỉnh Thừa Thiên - Huế đã không để xảy ra các điểm nóng, góp phần thực hiện tốt các D.A, ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn. Để đạt được thành tựu đó, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên - Huế đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ và quan tâm, nỗ lực, phấn đấu để đưa ra những kế hoạch, giải pháp phù hợp trong lĩnh vực TCD, giải quyết KN, TC.

Một trong những giải pháp thành công, có hiệu quả trong công tác TCD và giải quyết KN, TC được lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện đó là tăng cường việc gặp gỡ, đối thoại với công dân trước khi ban hành quyết định giải quyết KN. Công tác này đã được lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện thường xuyên, liên tục trong chương trình công tác hàng tuần của UBND tỉnh, đã tạo điều kiện cho việc TCD từ chỗ bị động chuyển sang chủ động đối với một số trường hợp KN cụ thể; giúp có nhiều chuyển biến rõ nét và đã giảm thiểu các vụ việc nổi cộm, khiếu kiện đông người, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Ông có thể cho biết những nguyên nhân nào giúp tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC tốt để thực hiện phát triển kinh tế trong thời gian qua?

+ Ông Lương Bảo Toàn: Để thực hiện tốt việc TCD, giải quyết KN, TC, Thanh tra tỉnh thường xuyên phối hợp với Ban TCD tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về TCD, xử lý đơn thư và giải quyết KN tại 9 huyện, thị xã, thành phố Huế và các sở, ngành cấp tỉnh, đối tượng là cán bộ lãnh đạo và công chức đang làm công tác TCD, giải quyết KN, TC, kiến nghị phản ánh từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, cán bộ, công chức, UBND các cấp và các sở, ban, ngành đã bố trí địa điểm TCD và cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí cán bộ, công chức đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ công tác TCD. 100% cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh tùy theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ đã thành lập ban, tổ TCD, ban hành nội quy, quy chế TCD đảm bảo TCD thường xuyên vào các ngày làm việc trong tuần.

Ngoài ra đã ban hành lịch TCD định kỳ của lãnh đạo cơ quan, đơn vị và niêm yết công khai tại địa điểm TCD, đăng tải trên Trang thông tin điện tử của các địa phương, cơ quan, đơn vị để người dân thuận lợi theo dõi, đăng ký trình bày KN, kiến nghị, phản ánh hoặc TC. Đặc biệt, tại các sự kiện lớn của tỉnh và toàn quốc như Đại hội Đảng bộ tỉnh, các kỳ họp HĐND tỉnh, Đại hội Đại biểu toàn quốc, các kỳ họp của Quốc hội hoặc những sự kiện quan trọng khác, tỉnh Thừa Thiên - Huế đều thành lập các Tổ TCD để sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp, phản ánh, kiến nghị của người dân và phối hợp với Ban TCD Trung ương khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ TCD, giải quyết KN, TC. Thường xuyên tập huấn về nghiệp vụ và kỹ năng TCD, giải quyết KN, TC cho cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng quan tâm đúng mức chế độ, chính sách bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia TCD. Triển khai và ứng dụng phần mềm hệ thống TCD, giải quyết đơn thư KN liên thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, sở, ngành và hiện nay đang tiến hành mở rộng đến cấp xã giúp lãnh đạo các địa phương, đơn vị và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ TCD dễ dàng tra cứu, nắm bắt thông tin, tình hình giải quyết các vụ việc trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó hướng dẫn, giải thích cụ thể, rõ ràng và chính xác cho người dân nhằm hạn chế việc gây phiền hà cho người dân và tránh tình trạng cùng một vụ việc nhưng người dân đi lại nhiều lần, đến nhiều cơ quan, đơn vị.

Nhờ thực hiện tốt các biện pháp trên, trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên - Huế luôn được Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đánh giá là địa phương thực hiện tốt công tác TCD, giải quyết KN, TC, không để xảy ra các điểm nóng, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị trên địa bàn.

Bài học kinh nghiệm được rút ra từ những thành tựu, kết quả đạt được trong công tác TCD, giải quyết KN, TC tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đó là quan tâm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân và rà soát nắm bắt những vụ việc có nguy cơ phát sinh KN, TC để đưa ra những giải pháp phù hợp, chủ động trong công việc, biến từ tình thế bị động sang chủ động để xử lý dứt điểm.

- Xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi này!

Văn Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm