Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 24/07/2020 - 20:40
(Thanh tra) - Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần “chớp thời cơ”, thích ứng với hoàn cảnh mới, cũng như dám chấp nhận rủi ro, đầu tư nâng cấp để có thể tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: TN
Ngày 24/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của DN nhỏ và vừa (LinkSME) tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ DN phát triển chuỗi giá trị bền vững”.
DN Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu “rất khiêm tốn”
Tại đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận về thu hút FDI và phát triển DN tư nhân trong nước. Song, sự liên kết của các DN Việt Nam còn rời rạc, không gắn kết, đặc biệt là có rất ít mối liên kết giữa các DN nhỏ và DN có quy mô lớn hơn, giữa DN Việt Nam và các DN FDI.
“Mức độ tham gia của DN Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu còn rất khiêm tốn cả về số lượng và chất lượng”, ông Dũng nói.
Nguyên nhân chủ yếu là do các DN FDI, DN lớn thường đã có sẵn hệ sinh thái riêng đi theo và có chuỗi cung ứng sẵn sàng, hoặc tự phát triển chuỗi khép kín. Do đó, cơ hội để các DN Việt Nam khác tham gia được vào chuỗi giá trị do các DN này dẫn dắt là rất khó.
Cạnh đó, quy mô nhỏ bé nên đa số các DN nhỏ và vừa Việt Nam có trình độ quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế cả về lượng và chất; hầu như không có khả năng tích tụ và tập trung vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; nâng cao năng suất và chất lượng lượng sản phẩm để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe.
“Sự liên kết giữa các khu vực DN còn yếu và rời rạc không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các DN mà còn giảm hiệu quả FDI”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, đây là bài toán Chính phủ luôn trăn trở.
Vì thế, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, tạo tác động lan toả, gắn kết với các DN Việt Nam, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa ra đời với 1 trong 3 nội dung trọng tâm là hỗ trợ các DN nhỏ và vừa tham gia sâu vào mạng lưới liên kết, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
Ông Dũng khẳng định, với vai trò là cơ quan đầu mối, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa.
Cũng theo Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư, đại dịch Covid-19 đã tạo ra nhận thức mới, xu hướng tiêu dùng mới; các mô hình kinh doanh mới, đem lại cơ hội thị trường để hình thành các chuỗi giá trị, liên kết mới.
“Đây thực sự là cơ hội giúp các DN Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thực sự, sức chống chịu, khả năng thích nghi trước biến cố thị trường, tái cấu trúc DN theo hướng hiệu quả, bền vững hơn”, Bộ trưởng Dũng nói.
Hành động nhanh để “chớp thời cơ ngàn năm có một”
Tại hội nghị, đại diện một số DN đầu chuỗi cung ứng như Canon Việt Nam, Panasonic Việt Nam, Samsung Việt Nam, Tập đoàn Lộc Trời đã có các cuộc trao đổi với đại diện nhiều DN nhỏ và vừa Việt Nam như Công ty VPMS, JAT, VISIMEX…
Bà Đào Thị Thu Huyền, quản lý cấp cao của Canon Việt Nam cho biết, công ty đa quốc gia này có 340 nhà cung cấp trên toàn cầu, trong đó tại Việt Nam có 147 nhà cung cấp. Trong số này có 20 nhà cung cấp thuần Việt Nam.
“Con số này chưa tăng lên trong mấy năm qua. Canon đã nội địa hóa 65% nhưng phần lớn lại “rơi” vào các DN FDI”, bà Huyền cho hay và nói, “qua sự kiện này, chúng tôi hy vọng tìm được những nhà cung cấp mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Canon”.
Đến từ Samsung Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, tính cạnh tranh của DN là giá thành và chất lượng sản phẩm. Song thay đổi dây chuyền, công nghệ là một trong những thách thức lớn đối với DN Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Khi đã xác định cung ứng linh kiện điện tử cho Samsung thì chúng ta phải từ thay đổi tư duy và nâng cao năng lực sản xuất của mình”, ông Nguyễn Anh Tuấn nói và dẫn ví dụ, cùng một con ốc, năm nay bán với giá 1 đồng, năm sau chỉ bán được 0,8 đồng, do vậy, cần phải có sự thay đổi, đầu tư.
Trong khi đó, bà Hoàng Thu Thủy, Phó Tổng Giám đốc bộ phận mua hàng toàn cầu Panasonic Việt Nam cho biết, công ty này luôn mở cơ hội cho tất cả các DN. Song các DN FDI tiếp cận rất tích cực, muốn hợp tác trực tiếp, còn DN Việt Nam thì “hơi rụt rè”.
Theo bà Thuỷ, tiêu chuẩn lựa chọn đối tác của Panasonic rõ ràng, chỉ cần DN Việt Nam đáp ứng được yêu cầu, tự tin chứng minh cho nhà mua hàng thấy được khả năng của mình thì có thể tham gia vào chuỗi.
Dù đã là một “mắc xích” trong chuỗi của Panasonic, ông Lê Cảnh Dương, Tổng Giám đốc Công ty VPMS thừa nhận, khi gặp các đơn hàng lớn của các tập đoàn lớn, DN Việt Nam thường e dè.
Theo ông Dương, DN phải bình tĩnh để xử lý, đàm phán từng bước các yêu cầu của bên mua hàng từ vấn đề giá, chất lượng sản phẩm đến tiến độ, truy xuất nguồn gốc thì có thể tham gia được vào chuỗi.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị, các DN khu vực tư nhân, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa cần tiếp tục phát huy sức sáng tạo và linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh mới, nhanh nhạy tận dụng các cơ hội thị trường; dám chấp nhận rủi ro, đầu tư nâng cấp để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp đối tác và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế.
“Các cấp, các ngành cần phải có những hành động nhanh và mạnh hơn để hỗ trợ DN chớp lấy thời cơ “ngàn năm có một”, nhằm phục hồi và phát triển chuỗi giá trị bền vững, tạo đà bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương