Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp trước cơ hội phát triển thương mại điện tử

Thứ sáu, 11/11/2016 - 10:59

(Thanh tra)- Theo các chuyên gia, thương mại điện tử (TMĐT) đang và sẽ có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển với xu hướng mua hàng đa kênh, đa thông tin của khách hàng... Nếu tận dụng tiềm năng, lợi thế và vượt qua những thách thức thì doanh số TMĐT hoàn toàn có thể đạt được 10 tỷ USD vào năm 2020.

Với lợi thế của TMĐT, người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian, tìm hiểu thông tin đa chiều trước khi mua hàng hóa. Ảnh: H.O

Tiềm năng trong chuỗi phát triển cung ứng thực phẩm an toàn

Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và Phát triển thương hiệu cho biết, trong lĩnh vực thực phẩm, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm thương hiệu đang diễn biến và ngày càng gia tăng. Việc ra đời trang thông tin điện tử hanghoavacongluan.com.vn đã thể hiện sự quan tâm của nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng với hàng hóa nói chung và thực phẩm nói riêng.

Theo bà Trần Mai Khanh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn, hỗ trợ DN và Phát triển thương hiệu, sàn giao dịch của các nhà phân phối thực phẩm mang tên miền sieutthihangthat.vn cũng đảm bảo được thực phẩm mua bán của sàn một cách an toàn, chất lượng.

Theo mục tiêu phát triển cần đạt được năm 2020 có trong Quyết định Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 - 2020 mới được Thủ tướng Chính phủphê duyệt thì doanh số TMĐT có thể đạt 10 tỷ USD/năm vào năm 2020 với mức tăng 20%/năm trên tỷ lệ được tính toán là có 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến (chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước). TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Giao dịch TMĐT B2B chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.

Đến dịch vụ hậu cần điện tử

Đầu tháng 11/2016, Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức hội thảo “E-Logistics (dịch vụ hậu cần điện tử) Việt Nam sẵn sàng cất cánh”, đây là hoạt động được chú trọng triển khai trong chiến lược phát triển dịch vụ logistics trong giai đoạn tới, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng lên nhanh chóng của TMĐT Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

Theo đánh giá của các chuyên gia, những thay đổi to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh toàn cầu theo xu hướng kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ tới ngành Logistics. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua hàng đa kênh, đồng thời yêu cầu chất lượng hoàn tất đơn hàng ngày càng cao… Cơ hội từ sự phát triển TMĐT tới các nhà logistics rất lớn. Song với chu kỳ ngắn 2 - 3 năm đòi hỏi các DN logistics phải hết sức thận trọng khi đầu tư vào hệ thống kho, trung tâm hoàn tất đơn hàng và toàn bộ hoạt động kinh doanh dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Bà Mai Thị Thanh Oanh, Giám đốc Kinh doanh Khu vực miền Bắc của Trình duyệt Cốc Cốc chia sẻ, điều quan trọng nhất là sự phát triển của TMĐT không chỉ thay đổi thói quen người tiêu dùng, mà còn thói quen bán hàng của người Việt Nam. Ví dụ như tại Cốc Cốc, có khoảng 800 khách hàng mới hàng tháng và 52% trong số đó chưa bao giờ từng bán hàng online. "Chúng tôi tin vào sự thay đổi rất nhanh chóng sẽ diễn ra khi phần rất lớn người bán hàng truyền thống sẽ lao vào hình thức trực tuyến. Thách thức lớn nhất của ngành TMĐT hiện nay là phải làm sao để tăng được lượng giao dịch nhiều nhất có thể. Đó chính là lý do mà Cốc Cốc đã cung cấp giải pháp targeting nhắm tới những khách hàng ngay khi họ có ý định mua hàng”, bà Oanh nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến DN đang hoạt động lĩnh vực TMĐT nhận định, ngoài TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, TMĐT còn có tiềm năng phát triển ở một số địa phương khác như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… TMĐT là thị trường có tiềm năng to lớn nhưng cũng đòi hỏi khắt khe. Cơ hội rất lớn nhưng cũng đi đôi với thách thức đối với các doanh nghiệp logistics trong thời đại mới của TMĐT Việt Nam.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm