Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/04/2020 - 08:00
(Thanh tra)- Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, mục tiêu công suất lắp đặt điện gió khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và khoảng 6.000 MW vào năm 2030. Tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 9 dự án (D.A) điện gió đi vào vận hành với quy mô công suất là 350MW.
Mới chỉ có 9 D.A điện gió đi vào vận hành
Cập nhật tiến độ nguồn điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy, đến thời điểm này, phần lớn các nguồn nhiệt điện chậm tiến độ 1 - 2 năm, đặc biệt các nguồn nhiệt điện than miền Nam dự kiến vào năm 2018 - 2021 như Long Phú I, Long Phú III; Sông Hậu I, Sông Hậu II; Nhiệt điện Ô Môn III, IV và các nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ Cá Voi Xanh có nguy cơ chậm tiến độ so với quy hoạch do chưa thể xác định chính xác thời điểm khí từ Lô B và mỏ Cá Voi Xanh cập bờ…
Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định dừng đầu tư nhà máy điện (NMĐ) hạt nhân Ninh Thuận giai đoạn đến 2030. Các tính toán cân bằng cung - cầu cho thấy có khả năng xảy ra thiếu điện cho hệ thống điện miền Nam, cần thiết phải tính toán bổ sung các nguồn điện mới để đảm bảo cung ứng điện năng toàn quốc.
Bên cạnh đó, có khá nhiều hướng đề xuất phát triển nguồn điện của các nhà đầu tư để đảm bảo cân đối cung - cầu trong giai đoạn tới như phát triển nguồn năng lượng tái tạo (đặc biệt là năng lượng gió, mặt trời); nhập khẩu điện từ các nước láng giềng; đẩy sớm các nguồn nhiệt điện và đưa thêm các nguồn nhiệt điện mới, nhất là các nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đang được đề xuất.
Theo báo cáo rà soát tổng thể Quy hoạch điện VII điều chỉnh do Viện Năng lượng lập tháng 2/2020, công suất các nguồn điện để đảm bảo cân đối cung - cầu điện cho phương án cơ sở và phương án cao giai đoạn đến năm 2030 dự kiến tổng nhu cầu điện toàn quốc đạt 90.651- 100.215 MW; tổng công suất lắp đặt nguồn điện đạt 145.568 - 169.498MW; tổng công suất lắp đặt (không gió và mặt trời, tích năng) đạt 110.028- 120.458MW.
Điện gió và mặt trời được đưa vào khối lượng tăng mạnh trong giai đoạn 2021 - 2023 để bảo đảm cung ứng điện do các D.A nhiệt điện chậm tiến độ. Với quy mô nguồn điện như trên, năm 2025, nguồn điện gió cần bổ sung quy hoạch ở phương án cơ sở là khoảng 6.030MW, ở phương án cao là 11.630MW. Phương án cao có thể được coi như phương án điều hành để phát triển nguồn điện đủ dự phòng trong trường hợp phụ tải tăng cao, điều kiện khí hậu bất lợi hoặc các nguồn điện khác chậm tiến độ.
Tính đến ngày 15/3, tổng công suất các D.A điện gió đã được phê duyệt vào quy hoạch phát triển điện lực là khoảng 4.800 MW, dự kiến vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2021, chủ yếu ở khu vực Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Trong đó, khu vực Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) đề nghị bổ sung quy hoạch 51 D.A, tổng công suất 2.919 MW; khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận) đề nghị bổ sung quy hoạch 10 D.A, tổng công suất 4.193 MW (trừ D.A ngoài khơi Thăng Long Wind thì còn 793 MW); khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng) đề nghị bổ sung quy hoạch 91 D.A, tổng công suất 11.733,8 MW; khu vực Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị bổ sung quy hoạch 2 D.A, tổng công suất 602,6 MW; khu vực Tây Nam Bộ (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) đề nghị bổ sung quy hoạch 94 D.A, tổng công suất 25.541 MW.
Tính toán của Viện Năng lượng cho thấy, công suất nguồn điện gió cần bổ sung quy hoạch đến năm 2025 ở phương án cơ sở là khoảng 6.030MW, ở phương án cao là 11.630MW.
Tổng công suất điện gió đã được bổ sung quy hoạch là 4.800MW. Như vậy, công suất nguồn điện gió đến năm 2025 cần bổ sung thêm khoảng 1.230MW ở phương án cơ sở và 6.830MW ở phương án cao.
Tuy nhiên, trong số 4.800MW đã bổ sung quy hoạch, tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 9 D.A điện gió đã đi vào vận hành với quy mô công suất là 350MW.
Với tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55, việc đẩy mạnh, phát triển năng lượng gió là một trong những hướng đi chủ đạo, phù hợp. Mặt khác, nguy cơ thiếu điện trong ngắn hạn (giai đoạn 2021 - 2024) là hiện hữu, trong khi các nguồn nhiệt điện lớn tiếp tục chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ, phụ tải có thế tăng cao, điều kiện khí hậu có thể bất lợi. Vì vậy, đề xuất lựa chọn phương án cao để phát triển nguồn điện gió.
Kiên quyết thu hồi D.A không được triển khai
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả của chính sách khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo của Chính phủ (đặc biệt là điện gió) bền vững, hiệu quả góp phần bổ sung nguồn cung cấp điện quốc gia, góp phần đảm bảo thực hiện Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị cũng như mục tiêu giảm lượng phát thải C02 của Việt Nam trong Công ước khung Liên hợp quốc COP21, mới đây, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương điều chỉnh mục tiêu phát triển nguồn điện gió đến năm 2025 với quy mô công suất 11.630 MW nhằm đảm bảo cung cấp điện, phát triển nguồn điện đủ dự phòng trong trường hợp phụ tải tăng cao, điều kiện khí hậu bất lợi hoặc các nguồn điện khác chậm tiến độ.
Xem xét quyết định bổ sung quy hoạch các D.A điện gió với phương án đấu nối và điều kiện giải tỏa công suất; xem xét bổ sung quy hoạch/đẩy sớm tiến độ các D.A lưới điện truyền tải đồng bộ nhằm giải tỏa công suất các D.A điện gió trong danh mục đề xuất.
Đồng thời, giao UBND các tỉnh có các D.A điện gió khẩn trương rà soát quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác theo thẩm quyển để tiến hành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các D.A năng lượng tái tạo đã được bổ sung quy hoạch, ưu tiên khu vực đất có giá trị kinh tế thấp và có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.
Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, TP tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát các D.A nguồn điện từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió đã được bổ sung quy hoạch. Trong trường hợp các D.A không thực hiện triển khai theo phê duyệt, sẽ đề nghị kiên quyết thu hồi D.A để tránh ảnh hưởng đến các D.A khác trong quá trình xem xét bổ sung quy hoạch và đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.
Yêu cầu EVN chỉ đạo các đơn vị thành viên khẩn trương thực hiện đầu tư xây dựng các D.A lưới điện đồng bộ để giải tỏa công suất các D.A nguồn điện gió; các D.A điện gió chưa được bổ sung quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn này sẽ tiếp tục được xem xét, nghiên cứu, thẩm định, để bổ sung trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh nếu đủ điều kiện hoặc xem xét, cân đối trong Quy hoạch điện VIII.
Lê Phương - Thân Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên