Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 26/06/2015 - 10:18
(Thanh tra) - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 ngày 12/6/2015.
Rủi ro về năng suất do phụ thuộc giống nước ngoài là rất lớn. Ảnh: Trần Quý
Khẳng định của Bộ trưởng Quân là đúng với thực tế khi được coi là nước có thế mạnh về nông nghiệp với 12 loại cây trồng, vật nuôi có năng suất sinh học thuộc loại cao nhất thế giới, nhưng hiện nay phần lớn giống cây trồng chúng ta đều phải… nhập khẩu. Ngoài việc mất thu một khoản lớn về tiền đầu tư để mua giống thì vấn đề này còn ẩn chứa nhiều rủi ro về năng suất, chất lượng.
Dạo qua thị trường giống cho nông nghiệp có thể thấy ngay nghịch lý này. Giống mang nguồn gốc các cơ sở trong nước sản xuất rất ít, không đa dạng và phần lớn được khoác thương hiệu bằng gia công bao bì hay sự ủy quyền buôn bán của các Cty nước ngoài. Từ các dòng lúa đến những cây trồng đơn giản cho người nông dân như dưa chuột, cà chua, bầu, bí, đậu, ngô… phần lớn đều nhường sân cho các Cty nước ngoài, trong đó lớn nhất là Trung Quốc.
Theo GS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với thế mạnh về nông nghiệp, Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản hàng đầu nhưng lại nhập khẩu 65% - 70% giống lúa lai F1, đây là điều toàn xã hội không thể chấp nhận. Mỗi năm cả nước nhập 11.000 - 12.000 tấn giống lúa lai F1 để cung cấp cho nông dân trồng khoảng 400.000 ha với giá trị gần 40 triệu USD từ Ấn Độ, Philippines và Trung Quốc. Lượng giống lúa lai sản xuất trong nước dao động 5.000 - 6.000 đồng/tấn tùy năm.
Nguyên nhân của việc bỏ ngỏ thị trường giống cây trồng cho nông nghiệp hiện nay có rất nhiều ý kiến khác nhau. Đó là thói quen của sự phụ thuộc với các ưu thế mà các Cty giống cây trồng nước ngoài. Điều cơ bản nhất là ngành Giống cây trồng chưa được đầu tư đúng, đầu tư đủ và khuyến khích để phát triển. Hiện nay, ngoài một số ít các Cty, doanh nghiệp (DN) trong nước đang nắm bắt kịp thị trường thì chiếm phần đông trong số này vẫn là các Cty, DN nghiên cứu, sản xuất giống nhỏ bé, ít vốn và lạc hậu về công nghệ. Những hạn chế này dẫn đến không thể cạnh tranh được với những Cty đa quốc gia đang có mặt ở Việt Nam. Theo thống kê, Syngenta - tập đoàn giống của Thụy Sĩ, thời gian gần đây đã có thu nhập tới trên 1 tỉ USD về tiền giống các loại cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Lý giải vấn đề này, ông Đào Xuân Sơn, Giám đốc Cty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Kạn cho biết, việc cung ứng giống và phân bón của Cty không cạnh tranh được với sự “thả nổi” của thị trường. Bởi vì tư thương nhập các loại ngô lai, lúa lai và phân bón do nước ngoài trong đó phần lớn là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giá rẻ, giống và vật tư rẻ đã dẫn đến sự cạnh tranh không nổi với các Cty, DN trong đó có Cty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Bắc Kạn. Riêng về giống ngô, một trong những cây trồng có ưu thế đứng thứ 2 sau lúa vì sự cạnh tranh này, đã giảm từ 250 tấn xuống còn 100 - 120 tấn.
Sản phẩm rau cũng đang chịu những lép vế. Theo thống kê, hàng năm Việt Nam phải bỏ ra 500 triệu USD để nhập khẩu hơn 8.000 tấn hạt giống các loại để cung ứng cho 700.000 ha rau cả nước. Một con số đầy hấp dẫn đối với những DN sản xuất giống. Tuy nhiên, không phải DN nội nào cũng có thể tham gia do yêu cầu về chất lượng rất cao. Vì vậy, dù đây là thị trường hấp dẫn nhưng từ lâu Việt Nam là “sân nhà” của các tập đoàn nước ngoài như Monsanto, Syngenta, Takii, Sakata, East West… Bên cạnh đó, hiện 80% thị phần hạt giống rau tại Việt Nam là từ các Cty nước ngoài cung cấp. Các Cty trong nước chiếm chưa đến 10%, phần còn lại do người nông dân tự giữ giống.
Riêng giống hoa, nhất là các giống hoa nhiệt đới như: Lan Mokara, Dendrobium, Catleya hay lan xứ lạnh Hồ Điệp… không chỉ nhập khẩu giống mà còn nhập cả sản phẩm do nhu cầu tiêu dùng tăng cao và trong nước chưa đáp ứng kịp.
Để cải thiện thực trạng này, đã có nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước cần tạo điều kiện để DN đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ; mua bản quyền trí tuệ; xây dựng và thực hiện những mô hình nông nghiệp hiện đại để sử dụng được lợi thế nguồn nhân lực nhiều và trẻ ở nông thôn. Ngược lại, DN nông nghiệp cũng phải có đủ điều kiện về nhân sự và cơ sở hạ tầng để biến ý tưởng thành việc làm cụ thể. Có như vậy mới hội nhập và tiến sâu vào thị trường nông nghiệp vừa là lợi thế sân nhà, vừa là nơi diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt khi TPP và AEC mở ra cho Việt Nam.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà