Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 2: Bộ Tài chính đề nghị TP HCM sửa đổi việc thu phí hạ tầng cảng biển

Chu Tuấn

Thứ ba, 07/06/2022 - 06:36

(Thanh tra) - “Việc quy định mức phí chênh lệch giữa hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại TP HCM và mở tờ khai tại các địa phương khác gây bất bình đẳng, có sự phân biệt đối xử…”. Đó là ý kiến khẳng định của Bộ Tài chính trong công văn gửi UBND TP HCM ngày 6/5/2022.

Bộ Tài chính đề nghị TP HCM sửa đổi việc thu phí hạ tầng cảng biển. Ảnh chụp màn hình minh họa: CT

Liên quan đến việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM, Bộ Tài chính đã có Công văn số 2681/BTC-CST ngày 17/3/2021, Công văn số 6665/BTC-CST ngày 21/6/2021, Công văn số 2784/BTC-CST ngày 25/3/2022 gửi UBND TP HCM. Tại các công văn đã nêu nội dung: “Việc quy định mức phí chênh lệch giữa hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại TP HCM và mở tờ khai tại các địa phương khác gây bất bình đẳng, có sự phân biệt đối xử.

Tại Điều 8 Luật Phí và Lệ phí quy định: “Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân”.

Đề nghị UBND TP HCM xem xét trả lời kiến nghị của các doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tính hợp lý của Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND (nhất là quy định mức phí chênh lệch giữa hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại TP HCM và mở tờ khai tại các địa phương khác để điều chỉnh mức phí đảm bảo bình đẳng) và rà soát nội dung Hiệp định Vận tải đường thủy Việt Nam - Campuchia để điều chỉnh nghị quyết thu phí đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, bình đẳng quyền và nghĩa vụ, phù hợp quy định”.

Trong công văn gửi UBND TP HCM ngày 6/5/2022, Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị UBND TP HCM khẩn trương báo cáo HĐND TP sửa đổi Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển, đảm bảo công bằng, bình đẳng…

Liên quan tới vụ việc, trước đó, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương kiến nghị, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cạnh tranh công bằng, không phân biệt địa giới hành chính và phát triển trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa trải qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND TP HCM… xem xét, chỉ đạo, định hướng để mức thu phí hạ tầng cảng biển của doanh nghiệp mở tờ khai hải quan tại TP HCM hoặc ngoài TP HCM là bằng nhau…

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ nhiều nội dung quan trọng liên quan đến việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM. Ảnh chụp màn hình minh họa: CT

Ở diễn biến khác liên quan tới vụ việc, ngày 4/4/2022, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ để báo cáo một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp từ việc thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại TP HCM.

Theo đó, Ban IV cho biết, căn cứ các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội, thông qua trao đổi thảo luận với chuyên gia kinh tế và chuyên gia trong lĩnh vực thương mại, việc thu phí hạ tầng cảng biển của TP HCM đã và đang tạo ra một số hệ lụy không nhỏ, vừa ảnh hưởng tới hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp, vừa tác động tiêu cực tới một số mục tiêu của nền kinh tế và các mặt chỉ đạo điều hành của Chính phủ, cũng như khâu thực thi pháp luật trong hệ thống các cơ quan hành pháp. Cụ thể:

Thứ nhất, việc TP HCM gia tăng một gánh nặng chi phí mới cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa bối cảnh chi phí logistics đã tăng quá cao trong thời gian qua, thể hiện sự “ngược dòng” với chủ trương của Chính phủ về thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sau đại dịch…

Thứ hai, việc quy định mức thu phí chênh lệch giữa việc mở tờ khai tại TP HCM và ngoài TP HCM là không phù hợp Luật Phí và Lệ phí và Luật Hải quan hiện hành, tạo sự phân biệt đối xử và gây khó khăn cho các doanh nghiệp tại các tỉnh lân cận, đồng thời cũng gây xáo trộn trong công tác quản lý của chính quyền và hệ thống cơ quan hải quan các tỉnh giáp TP HCM với hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn trước xu hướng “dịch chuyển” sau biện pháp kỹ thuật của TP HCM về phân biệt mức phí.

Thứ ba, việc có quy định không chính xác về một số đối tượng thu phí như phản ánh của một số hiệp hội cũng không phù hợp với pháp luật về phí và lệ phí hiện hành và ảnh hưởng đến niềm tin của doanh nghiệp vào chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, với một số lĩnh vực đang cần đặc biệt thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển như lĩnh vực thủy nội địa để giảm tải gánh nặng cho các hạ tầng khác, sẽ không đạt được mục tiêu và chủ trương chung của quốc gia.

Ban IV cùng các hiệp hội đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND TP HCM nghiên cứu, thực hiện khẩn trương một số vấn đề như: Bài toàn lợi ích của địa phương phải được cân nhắc sau bài toán chung của quốc gia, theo đó, doanh nghiệp, hiệp hội đề nghị dừng việc thu phí hạ tầng cảng biển tại TP HCM để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi, phát triển.

Trong trường hợp khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn, doanh nghiệp cũng đã cơ bản phục hồi, nếu có xem xét triển khai thu phí thì mức phí được ban hành phải tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Phí và Lệ phí và Luật Hải quan (thu trên cơ sở minh bạch nguồn đầu tư trước đó, thu để bù đắp một phần đầu tư thay vì thu để đầu tư xây dựng các hạ tầng khác của TP, thu công bằng giữa các chủ thể sử dụng hạ tầng thay vì phân biệt như hiện nay).

Ngoài ra, không thu phí đối với những đối tượng không đúng theo quy định của luật và các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Cụ thể: Không thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng hóa vận tải bằng phương tiện thủy sử dụng đường thủy nội địa; không thu phí hạ tầng cảng biển đối với hàng trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm