Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ ba, 12/10/2021 - 22:01
(Thanh tra) - Chiều 12/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh chủ trì hội nghị đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và năm 2020 kéo dài.
3 quận của Hà Nội giải ngân vốn đầu tư công 0%. Ảnh: HH
Dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới tiến độ
Theo Chủ tịch TP, trong bức tranh chung của quý III, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, việc giải ngân vốn đầu tư công cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong quý II, Thủ tướng Chính phủ đã giao các địa phương quý III phải hoàn thành 60% và cả năm phải 95% giải ngân vốn đầu tư công. Tuy nhiên, do dịch bệnh, trong quý III không có có nhiều địa phương đạt được con số trên.
Với Hà Nội, số giải ngân vốn đầu tư công ở quý II là khoảng 40-45%, do đó, TP phải nỗ lực vượt bậc trong quý IV.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu, TP đã có văn bản gửi các sở, ngành, chủ đầu tư để chung tay đôn đốc tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Cùng với quyết tâm, nỗ lực, phải có phương pháp khẩn trương, quyết liệt, tháo gỡ từng nhóm vấn đề.
Báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Đến ngày 11/10, toàn TP giải ngân được 15.779 tỷ đồng, đạt 34,1% kế hoạch của TP sau điều chỉnh, đạt 37,8% kế hoạch Thủ tướng giao.
Một số sở, ngành, quận, huyện đạt tỷ lệ giải ngân tốt như: Thanh Trì đạt 100%, Đống Đa đạt 93%, Đan Phượng đạt 82,5%, Bộ Tư lệnh Thủ đô đạt 70,7% kế hoạch giao đầu năm.
Nhiều đơn vị đều có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 40%: Ban Giao thông đạt 39,5%, Ban Đường sắt đạt 25%, Ban Công trình dân dụng đạt 12,7%, Ban Cấp nước, thoát nước và môi trường đạt 10,1%...
Có 7 quận, huyện, thị xã thực hiện các dự án nhiệm vụ chi TP có tỷ lệ giải ngân dưới 10%: Nam Từ Liêm (0%), Ba Đình (0%), Hoàng Mai (0%), Ứng Hòa (0,4%); Sơn Tây (3,3%), Mỹ Đức (3,9%), Thạch Thất (4,7%).
Theo các đại biểu, có nhiều lý do dẫn tới tỷ lệ giải ngân thấp, trong đó lý do quan trọng là dịch Covid-19 bùng phát trở lại ảnh hưởng đến nguồn nhân lực, tiến độ triển khai, khối lượng thi công và giải ngân của các dự án.
Hầu hết các dự án phải dừng thi công khoảng gần 3 tháng, nhập khẩu thiết bị không kịp theo tiến độ, giãn cách xã hội chậm tiến độ thực hiện đối với các dự án đã được giao vốn và chậm điều chỉnh kế hoạch năm 2021. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư vẫn còn vướng mắc về cơ chế, chính sách…
Gắn trách nhiệm người đứng đầu
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, theo Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn, các đơn vị cần tổng hợp, phân loại những vướng mắc để tập trung tháo gỡ, đồng thời phát huy vai trò, tính năng động và nâng cao hiệu quả của 6 tổ công tác trong việc rà soát và phối hợp thúc đẩy giải ngân.
Bên cạnh đó, cần có cuộc họp chuyên đề, tìm hiểu sâu các vấn đề tồn tại của từng lĩnh vực để xử lý cụ thể, sát với yêu cầu thực tiễn.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải nhìn nhận, cần soi vào thực tế để xác định nguyên nhân, diễn biến và tìm giải pháp phù hợp. Đồng thời, các đơn vị rà soát dự án có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2021 thì đề xuất và báo cáo TP trước ngày 15/10. TP sẽ công khai kết quả giải ngân vốn đầu tư công của các đơn vị.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, các tháng cuối năm 2021 là thời gian rất quan trọng để TP nỗ lực phục hồi, cải thiện phát triển kinh tế trên địa bàn .
Thẳng thắn nhìn nhận trong quý III, TP tập trung phòng dịch bệnh, các công trình xây dựng đã phải đình, giãn, hoãn tiến độ, khiến kết quả quý III đã kéo giảm tỷ lệ của 2 quý đầu năm, tuy nhiên, ông Chu Ngọc Anh khẳng định, từ khó khăn phải có nỗ lực, cùng nhau quyết tâm thực hiện mục tiêu trong các tháng của quý IV.
“Áp lực và thách thức trước mắt lớn, thời gian còn lại ít nên phải tận dụng từng giờ, từng phút với quyết tâm và nỗ lực cao nhất về tiến độ giải ngân đầu tư công. Dứt điểm và không lùi bước, cần gắn với trách nhiệm người đứng đầu để tỷ lệ giải ngân cuối năm 2021 đạt tối thiểu 95%” - ông Chu Ngọc Anh nói.
Đồng thời nhấn mạnh: Quyết tâm nhưng phải gắn trách nhiệm. Ngoài trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương thì trước hết là trách nhiệm của từng chủ đầu tư.
Chủ tịch TP cũng chỉ ra, có những khó khăn, vướng mắc không mới, nhưng thủ tục hành chính từ nay đến cuối năm phải tránh thủ tục hoá, phải có quyết tâm mới đáp ứng được tiến độ giải ngân vốn đầu tư công…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải