Theo dõi Báo Thanh tra trên
Lê Bằng - Ngọc Phó
Thứ sáu, 01/07/2022 - 19:43
(Thanh tra) - Ngày 1/7, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết số 39 Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: B.P
Tham dự có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW (Nghị quyết số 39), lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án Tổng kết Nghị quyết số 39.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết, với truyền thống cách mạng “trung dũng, kiên cường”, ý chí quyết tâm, chung sức, đồng lòng, sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển (1997-2022), gần 20 năm thực hiện Nghị quyết số 39, 10 năm thực hiện Kết luận số 25, Quảng Nam đã từng bước liên kết, hợp tác phát triển KT-XH với các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Từ một tỉnh thuần nông, chậm phát triển, Quảng Nam đã vươn lên thành một tỉnh khá trong khu vực, có quy mô nền kinh tế đạt gần 103 nghìn tỷ đồng (năm 2021), tăng gấp 14,5 lần so với năm 2004.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 68,9% (năm 2005) lên gần 86% (năm 2021). Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 5,1 triệu đồng/người (năm 2004) lên 67,6 triệu đồng/người.
Năm 2021, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt hơn 23 ngàn tỷ đồng, gấp 15,4 lần so với năm 2005. Là một trong 16 tỉnh, TP có đóng góp về ngân sách Trung ương. Tổng chi ngân sách địa phương từ 3 ngàn tỷ đồng năm 2005 tăng lên hơn 19.432 tỷ đồng vào năm 2021, tăng gấp 6,5 lần (tăng bình quân 10,9%/năm).
Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, KT-XH của tỉnh có những tín hiệu phát triển rất khả quan; chỉ số sản xuất trên các lĩnh vực tăng mạnh. GRDP đạt gần 60 nghìn tỷ đồng, xếp thứ 16/63 tỉnh, TP; xếp thứ 3/14 tỉnh, TP trong vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Quảng Nam tổng kết thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị khoá IX. Ảnh: B.P
Tại hội nghị, các đại biểu đã trình bày một số tham luận như: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (giáo dục nghề nghiệp) của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH tiểu vùng kinh tế miền Trung trong tình hình mới; thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giao thông Quảng Nam phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH tiểu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; thực trạng và giải pháp liên kết phát triển du lịch trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung…
Phát biểu kết luận, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao báo cáo tổng kết của tỉnh Quảng Nam đã bám sát các nội dung Nghị quyết 39-NQ/TW và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của Ban Chỉ đạo.
Ông Trần Tuấn Anh đề nghị, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp như: Sớm hoàn thành nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia; là công cụ quản lý và cơ sở cho việc thu hút đầu tư và quản lý phát triển tỉnh.
Phát huy hơn nữa tiềm năng kinh tế biển để Quảng Nam trở thành một tỉnh mạnh về biển và giàu, đẹp từ biển với lợi thế khoảng 189 km bờ biển, với nhiều đầm, vịnh đẹp tự nhiên và hoang sơ, cảnh quan thiên nhiên đẹp; phối hợp hoàn thiện thể chế và cơ chế để tăng cường liên kết vùng, nhất là với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, chủ động hội nhập, mở rộng giao lưu kinh tế, nhất là các tỉnh duyên hải Trung bộ, Tây Nguyên và tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện thành công Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư nhấn mạnh, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư cần tiên phong trong cập nhật kiến thức với lĩnh vực mới, khó và thay đổi liên tục này.
Hương Giang
(Thanh tra) - Báo cáo số 346 ngày 14/3/2025 của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cũng chỉ ra, việc thẩm định, phê duyệt một số loại giấy phép về môi trường còn tồn tại, vi phạm; thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát.
Đan Quế
Hương Giang
TL
Hương Giang
Phương Anh
Minh Nghĩa
Phương Anh
Hương Giang
Minh Nghĩa
T. Minh
T. Minh
Theo VietinBank
Phan Tú
Trần Kiên
Nhật Minh