Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Cả nhiệm kỳ không xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội

Hương Giang

Thứ ba, 12/01/2021 - 11:15

(Thanh tra) - “Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội”, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình. Ảnh: NT

Tiếp tục phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 12/1, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình báo cáo về công tác của các toà án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Xét xử nghiêm 7.463 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp

Theo ông Nguyễn Hoà Bình, trong nhiệm kỳ qua, các tòa án đã thụ lý 2.433.631 vụ việc, giải quyết được 2.375.983 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,6% (so với nhiệm kỳ trước, thụ lý tăng 624.551 vụ việc, đã giải quyết tăng 594.573 vụ việc).

Chất lượng xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu nghị quyết của Quốc hội.

Đặc biệt, đã xét xử các vụ án hình sự đạt tỷ lệ 99,5%; đã giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đạt tỷ lệ 97,3%, đã xét xử các vụ án hành chính đạt tỷ lệ 89,3%, vượt chỉ tiêu nghị quyết của Quốc hội.

“Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội. Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, vụ án hành chính bảo đảm khách quan, đúng pháp luật”, Chánh án TAND Tối cao khẳng định.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các tòa án đã đưa ra xét xử nghiêm 7.463 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với 14.540 bị cáo và áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Cùng với đó, đã áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản để thu hồi hàng chục nghìn tỷ đồng theo đúng quy định của pháp luật.

Cũng theo ông Bình, các phiên tòa đã thực hiện nghiêm chỉ thị của Chánh án TAND Tối cao về việc không hạn chế thời gian tranh tụng, căn cứ vào kết quả tranh tụng để đưa ra phán quyết.

Hình phạt mà tòa án áp dụng cơ bản nghiêm minh, đúng luật

Thẩm tra báo cáo, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Uỷ ban này nhận thấy, trong nhiệm kỳ qua, dù số lượng các vụ việc mà tòa án đã thụ lý, giải quyết là rất lớn và tiếp tục có xu hướng gia tăng, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, phát sinh những loại việc, hành vi phạm tội mới chưa từng xảy ra trước đây, nhưng TAND các cấp đã nỗ lực khắc phục khó khăn nên chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án tăng lên qua từng năm và khắc phục được nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết, xét xử những năm trước đây.

Tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt 99,5%, vượt 11,5% so với chỉ tiêu của Quốc hội. Căn bản khắc phục được việc để án quá thời hạn, hầu hết các vụ án đưa ra xét xử đều trong thời hạn luật định.

Riêng án kinh tế, tham nhũng, không có vụ án nào để quá thời hạn. “Đặc biệt, trong cả nhiệm kỳ, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Việc tòa án bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện cho các bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ luật định”, bà Nga nêu.

Hình phạt mà tòa án áp dụng cơ bản nghiêm minh, đúng pháp luật. Việc cho các bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tiếp tục được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung được Viện KSND chấp nhận đạt cao, trong đó, nhiều trường hợp trả hồ sơ do phát hiện giai đoạn điều tra, truy tố bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Tuy nhiên theo bà Nga, vẫn còn một số trường hợp phải hủy, sửa án do nguyên nhân chủ quan. Báo cáo đưa ra con số, tỷ lệ án bị hủy do nguyên nhân chủ quan năm 2018 là 0,6%; năm 2019 là 0,61%; năm 2020 là 0,59%. Tỷ lệ án bị sửa do nguyên nhân chủ quan năm 2018 là 0,34%; năm 2019 là 0,35%; năm 2020 là 0,26%.

Uỷ ban Tư pháp cũng lưu ý, còn một số trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, cho hưởng án treo chưa chính xác…

Tranh tụng là con đường đi đến công lý

Nêu ý kiến, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, báo cáo của TAND và Viện KSND làm rõ hơn về tranh tụng tại các phiên tòa vì đây là một trong những đổi mới rõ nét trong nhiệm kỳ vừa qua.

Giải trình sau đó, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, ngành Toà án đặc biệt chú trọng cải cách tư pháp. “Tranh tụng là con đường đi đến công lý, chúng tôi xác định như vậy”, ông Bình nói.

Theo Chánh án TAND Tối cao, chủ thể tranh tụng là viện kiểm sát và luật sư, bên buộc tội và bên gỡ tội, chưa không phải toà án.

“Chúng tôi là cơ quan tạo điều kiện tối đa cho tranh tụng và sử dụng kết quả tranh tụng này. Cho nên, chất lượng tranh tụng phụ thuộc vào các chủ thể tranh tụng chứ tòa án chỉ tạo môi trường tranh tụng và tôn trọng tranh tụng. Quan điểm của chúng tôi, tranh tụng chính là con đường đi đến chân lý”, ông Nguyễn Hoà Bình nêu rõ.

Ông Bình cho biết thêm, chúng ta đã có bước tiến đầu tiên về án lệ. Số lượng không nhiều nhưng tạo ra xu thế mới và tạo kỹ năng vận dụng án lệ.

Ngành đã công bố được 39 án lệ; nghiên cứu xây dựng 03 cuốn “Án lệ và Bình luận” và Giáo trình “Án lệ và thực tiễn xét xử”; vận hành có hiệu quả trang tin điện tử về án lệ với nhiều nội dung phong phú.

“Mặc dù việc phát triển án lệ mới đang ở giai đoạn đầu nhưng đã có những án lệ được Chánh án Tòa án Tối cao nhiều nước đánh giá đạt trình độ quốc tế, mở ra thời kỳ mới về phát triển án lệ”, ông Nguyễn Hoà Bình cho biết.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm