Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 05/09/2022 - 21:23
(Thanh tra) - Bộ Chính trị có thẩm quyền chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để Trung ương xem xét, bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Từ trái qua: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Phạm Minh Chính bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Đ.X
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 80 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Quy định này thay thế Quy định số 105 ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị.
Quy định số 80 có 34 điều, quy định mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền trong quản lý cán bộ và nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền, tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử; tái cử, chỉ định, điều động và biệt phái cán bộ.
Theo quy định này, quản lý cán bộ có 8 nội dung gồm: Phân cấp quản lý cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ; khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chế độ, chính sách cán bộ; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác cán bộ và cán bộ.
Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội
Quy định 80 quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Chính trị; Ban Bí thư; các cấp uỷ trực thuộc Trung ương; Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương; Đảng uỷ Khối Các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương; Ban Cán sự Đảng Chính phủ; Đảng đoàn Quốc hội; Ban Cán sự Đảng TAND Tối cao, Viện KND Tối cao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ… trong quản lý cán bộ.
Trong đó, Bộ Chính trị quyết định chủ trương, chính sách về công tác cán bộ và cán bộ theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng những vấn đề lớn về công tác cán bộ, chiến lược cán bộ; chuẩn bị và giới thiệu nhân sự để:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương), Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
- Xin ý kiến Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước khi giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn đối với các chức danh: Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Tổng Thư ký Quốc hội, chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, các thành viên Chính phủ.
- Kỷ luật cán bộ và những vấn đề khác về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Bộ Chính trị quyết định phân công công tác với Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (cả chính thức và dự khuyết). Phê duyệt quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Chỉ định Bí thư, Phó Bí thư và Uỷ viên Đảng Đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương. Khi cần thiết chỉ định bí thư, giao quyền bí thư hoặc giao phụ trách Đảng bộ trực thuộc Trung ương.
Bộ Chính trị có quyền quyết định đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức danh cán bộ do Bộ Chính trị quyết định. Lãnh đạo Đảng Đoàn Quốc hội trong việc giới thiệu nhân sự, phê chuẩn, miễn nhiệm hoặc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Bộ Chính trị ủy quyền cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách xem xét quyết định phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý giữ các chức danh, chức vụ có cơ cấu kiêm nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghị sĩ hữu nghị của Việt Nam với các nước, các ban chỉ đạo theo quy định. Bổ nhiệm lại và thực hiện chế độ nghỉ hưu đối với cán bộ diện Bộ Chính trị quản lý theo quy định (trừ các Uỷ viên Trung ương Đảng)…
Quy trình 5 bước, không bổ nhiệm cán bộ đang bị xem xét luật
Quy định số 80 quy định 4 nguyên tắc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Trong đó, nêu rõ, “không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, điều động, phong, thăng quân hàm đối với cán bộ, đảng viên đang bị xem xét, xử lý kỷ luật”. Đây cũng là nguyên tắc mới so với Quy định số 105.
Quy trình bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử với nguồn nhân sự tại chỗ có 5 bước.
Quy định số 80 cũng quy định rõ thành phần hội nghị ở mỗi bước và chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.
Cụ thể, bước 1: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ và nguồn cán bộ quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình nhân sự; đồng thời, tiến hành rà soát kết quả đánh giá, nhận xét đối với từng cán bộ trong quy hoạch (gồm cả cán bộ được quy hoạch chức danh tương đương trở lên), thông qua danh sách nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để lấy ý kiến giới thiệu ở bước tiếp theo.
Bước 2: Căn cứ số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và danh sách nhân sự đã thông qua ở bước 1, người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử phù hợp với yêu cầu của địa phương, đơn vị để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
Bước 3: Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, hội nghị tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu ở bước 3 (kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này).
Thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến lĩnh vực phân công công tác.
Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký hoặc không ký tên).
Bước 5: Trên cơ sở ý kiến đánh giá, nhận xét (bằng văn bản) của ban thường vụ Đảng uỷ (Đảng uỷ cơ quan đối với những nơi không có ban thường vụ); kết quả lấy phiếu ở các hội nghị; kết quả xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có) đối với nhân sự; tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử từ nguồn nhân sự ngoài địa phương, cơ quan, đơn vị thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ tiến hành các công việc theo 3 bước.
Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp người được giới thiệu có số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội; chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng, nguyên Chủ tịch nước do đang điều trị bệnh.
Hương Giang
17:00 21/11/2024(Thanh tra) - Từ 1/7/2025, cơ sở kinh doanh dược được bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử với thuốc không kê đơn, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được Quốc hội thông qua.
Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Lê
19:31 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên