Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 21/12/2011 - 15:39
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Quản lý tổng hợp” phục vụ xây dựng Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, với sự tham gia của các nhà quản lý và khoa học ở các Bộ, ngành Trung ương.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh, để thể chế hóa quan điểm của Đảng về Chiến lược biển Việt Nam, việc xây dựng Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thống nhất về lĩnh vực này.
Vùng bờ biển Việt Nam kéo dài trên 3.000km, chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Để đảm bảo an toàn môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên theo hướng bền vững vùng bờ biển, thông qua việc xây dựng Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, cần phải coi quản lý tổng hợp là một thể thức quản lý tiên tiến nhất hiện nay.
Theo đó, trước hết phải làm rõ nội hàm quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo; đồng thời cụ thể hóa phạm vi, thẩm quyền quản lý tổng hợp của nhà nước về biển, đảo. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam.
Tại Hội thảo, các nhà quản lý và khoa học chuyên ngành đã trình bày 5 tham luận quan trọng, đó là Cơ sở lý luận quản lý tổng hợp vùng bờ biển, phát triển bền vững phục vụ xây dựng Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất biển, hải đảo; Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, vấn đề và cách tiếp cận; Một số kinh nghiệm quản lý vùng bờ biển ở Việt Nam; Quy hoạch và công tác quy hoạch trong lĩnh vực biển, hải đảo.
Phó giáo sư-tiến sỹ, Phó Tổng cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Chu Hồi cho rằng, quản lý tổng hợp đòi hỏi cách tiếp cận mới, liên ngành và mức độ thống nhất hành động cao giữa các bên liên quan, giữa cộng đồng và Chính phủ.
Phương thức quản lý này nhấn mạnh đến vai trò của địa phương, trong đó có người dân và đến vai trò của ngành kinh tế chiếm vị trí quan trọng ở một vùng biển/bờ cụ thể nào đó.
Mặt khác, quản lý tổng hợp đưa ra các giải pháp cân bằng nhu cầu cạnh tranh của những người/ngành sử dụng các hệ thống tài nguyên biển/bờ, giải pháp quản lý để tối ưu hóa lợi ích thu được.
Theo tiến sỹ Nguyễn Hữu Cử, Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam đã trải qua 2 thập kỷ và đã đạt được những kết quả nhất định. Nhưng chưa có chia sẻ kinh nghiệm và thống nhất nhận thức cả về khái niệm và định danh thể thức quản lý tiên tiến này.
Do đó, cần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tổng hợp và phát triển bền vững vùng bờ biển, phục vụ việc xây dựng Luật Tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) -
Bùi Bình
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố đối với 2 cán bộ do Trung ương điều động nhận công tác khác.
Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Hương Giang
23:28 11/12/2024Hương Giang
23:23 11/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý