Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 18/09/2015 - 16:47
(Thanh tra) - Ngày 18/9, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương họp phiên thứ thứ 22 cho ý kiến “Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp”.
Chủ tịch nước lưu ý, cần sử dụng hiệu quả chế tài “dư luận” để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp thông qua việc công khai, minh bạch. Ảnh: Thảo Nguyên
Nâng cao chất lượng thanh tra
Điểm lại một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Tòa án nhân dân (TAND), Viện Kiểm sát nhân dân (KSND), đại diện lãnh đạo hai ngành đều thừa nhận, tình hình tiêu cực trong hoạt động tư pháp vẫn diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều nơi.
Theo Tờ trình của Ban Cán sự Đảng Viện KSND Tối cao, việc phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp có liên quan đến công chức của ngành chưa được kịp thời, vẫn kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức trong ngành có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực…
Một trong những giải pháp có yếu tố quyết định để phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động tư pháp hiệu quả, hai ngành TA và Viện KS đều cho rằng, cần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt cơ chế thanh tra nội bộ, công tác thanh tra công vụ, hành chính.
Cơ bản tán thành với các giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp được TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Thường trực Ban Chỉ đạo thấy rằng, cần bổ sung thêm các giải pháp khắc phục hiện tượng được dư luận quan tâm phản ánh thời gian qua như móc ngoặc, cấu kết giữa kiểm sát viên, điều tra viên, thẩm phán, luật sư trong quá trình tố tụng.
Theo Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Lê Thị Thu Ba, cần có giải pháp phối hợp giữa các cơ quan, đồng thời đề cao trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp hiệu quả.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh thì lưu ý, cần làm rõ hành vi nào tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính minh bạch, công lý trong hoạt động tư pháp, chỉ rõ nguyên nhân, trên cơ sở đề ra các biện pháp căn cơ, lâu dài để cán bộ tư pháp không thể tham nhũng; không dám tham nhũng; không muốn tham nhũng; không cần tham nhũng.
Mỗi cán bộ phải “nói không” với tham nhũng, tiêu cực
Theo ý kiến của đại diện một số bộ, ngành, con người là yếu tố quyết định nên các giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp, cần tập trung để mỗi cán bộ, công chức “nói không” với tham nhũng, tiêu cực, trong đó “cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm bằng cả chế tài hình sự và các chế tài hành chính, kinh tế, đạo đức…" như kinh nghiệm của một số nước.
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho rằng, phải tạo dựng được “văn hóa xấu hổ”, tạo áp lực xã hội, lên án hành vi tiêu cực để cán bộ, công chức không dám tham nhũng, tiêu cực. Đồng quan điểm, theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, xây dựng được “đạo đức công vụ trong thực thi pháp luật” là rất quan trọng để đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp.
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, đây là các Đề án quan trọng. Các cơ quan tư pháp bảo vệ công lý thì không có lý do gì để tiêu cực. Muốn có công lý thì nội bộ cơ quan tư pháp phải trong sạch nên làm tốt công tác phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp sẽ đảm bảo uy tín của các cơ quan được coi là “chỗ dựa công lý của xã hội”, củng cố được niềm tin của nhân dân vào chế độ, vào hệ thống cơ quan tư pháp.
Để làm được, bên cạnh những giải pháp đã có, còn giá trị, cần có những giải pháp “sát sườn” với hoạt động thực tiễn và thực trạng phòng, chống tiêu cực của các cơ quan tư pháp. Các giải pháp này phải được kiểm tra, đánh giá và bổ sung hàng năm. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo dục được lòng tự trọng, danh dự cá nhân khi thực thi công vụ.
Cùng với đó, phải tăng cường công tác giám sát, kiểm soát lẫn nhau trong hoạt động tư pháp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của từng cơ quan và mỗi cán bộ cũng phải tự kiểm soát bản thân để có hành vi phù hợp. Đặc biệt, cần sử dụng hiệu quả chế tài “dư luận” để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp thông qua việc công khai, minh bạch.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Ban Soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo, chỉnh lý để nâng cao chất lượng các Đề án.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) -
Bùi Bình
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND thành phố đối với 2 cán bộ do Trung ương điều động nhận công tác khác.
Hải Hà
12:26 12/12/2024Chính Bình
12:25 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Hương Giang
23:28 11/12/2024Hương Giang
23:23 11/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý