Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 04/06/2011 - 15:17
Trong vụ sụp đổ ở Vinashin còn có trách nhiệm của ba bộ: Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ.
Đóng mới tàu Hạ Long 14, trọng tải 53.000 tấn trong việc tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin. Ảnh: TTXVN
Như đã thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kết luận, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu các bộ, ngành liên quan khẩn trương tổng kết việc thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế.
Qua thanh tra, ngoài hàng loạt các vấn đề như tham nhũng, gia đình trị, quản lý yếu kém tại Vinashin (VNS) thì còn có lỗi của ba bộ, ngành liên quan dẫn đến việc sụp đổ của VNS.
Khó khăn trong thanh toán nợ
Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở VNS là một hệ thống gồm công ty mẹ và hàng loạt công ty con, công ty cháu phía dưới. Hoạt động chủ yếu của công ty mẹ là huy động tiền từ trái phiếu Chính phủ, vay tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng trong nước, nước ngoài, phát hành trái phiếu doanh nghiệp… Có tiền, công ty mẹ rót xuống cho công ty con vay lại để hưởng lãi và hầu hết khoản vay ngân hàng, tổ chức tín dụng đến nay đều quá hạn, công ty mẹ không trả nổi.
Tài chính của công ty mẹ nguy cấp nên cuối năm 2009, Chính phủ tính việc cho VNS vay lại 300 triệu USD mà Chính phủ dự kiến thu về trong đợt phát hành trái phiếu quốc tế năm 2010 để VNS trả các khoản nợ vay nước ngoài đến hạn. Riêng các khoản nợ vay trong nước, Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước, công ty tài chính nhà nước khoanh, giãn nợ.
Tài chính ở các công ty con thuộc VNS cũng chẳng khá hơn. 15 tổng công ty, công ty con mà Thanh tra Chính phủ liệt kê, như Tổng Công ty CNTT Phà Rừng, Công ty MTV đóng tàu Hạ Long, Công ty MTV CNTT Cái Lân, Công ty CNTT Nha Trang, Công ty CNTT Dung Quất, Công ty CNTT Sài Gòn… đều trong tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Cơ cấu tài chính của các công ty con cùng một kiểu: 96%-97% tổng nguồn vốn là tiền vay hoặc chiếm dụng. Có những đơn vị như MTV Cái Lân, MTV Vận tải viễn dương VNS… đến giữa năm 2010, có bán hết tài sản cũng không đủ trả nợ.
Dùng cổ phiếu để ngoại giao, tham nhũng
Thanh tra Chính phủ kết luận: Trách nhiệm trực tiếp của việc sụp đổ, thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng tại VNS chủ yếu thuộc về lãnh đạo tập đoàn: Ngoài yếu kém năng lực quản lý còn có những sự việc có dấu hiệu tư lợi, tham nhũng. Việc mua, chuyển nhượng cổ phiếu Ngân hàng CP Nhà Hà Nội (Habubank) từ năm 2006 đến giữa 2010 là điển hình. Tháng 11-2007, VNS có quyết định chuyển nhượng 1,4 triệu cổ phần Habubank cho cán bộ, công nhân viên và đối tác khác với giá 45.000 đồng/cổ phần, rẻ hơn giá giao dịch trên thị trường OTC cùng ngày ra quyết định tới 10.000 đồng. Như vậy, những người mua này đã được lợi 19,6 tỉ đồng.
Trong vụ này, lãnh đạo VNS còn được hưởng lợi kép do được nợ tiền mua cổ phiếu. Ba năm sau khi mua, tháng 7-2010, khi thanh tra vào cuộc, Chủ tịch HĐQT Phạm Thanh Bình nộp cho tập đoàn hơn 690 triệu đồng, Tổng Giám đốc nội chính Ngô Thế Việt nộp 590 triệu đồng, ủy viên HĐQT Đỗ Thành Hưng đến khi thanh tra vẫn còn nợ hơn 260 triệu đồng… Chỉ tính riêng tiền lãi chậm trả 30 tháng, mấy vị này đã hưởng lợi hơn 463 triệu đồng.
Đáng chú ý, trong vụ này có hơn 140.000 cổ phần Habubank đứng tên ông Trần Tuấn Anh, hiện là Phó ban Tổ chức cán bộ VNS, mà theo giải trình của ông, số cổ phần này có giá hơn 8,2 tỉ đồng. Tuy nhiên, nó không thuộc sở hữu cá nhân mà là tập đoàn dành cho công tác đối ngoại, đến nay chưa thu được tiền. Tuy nhiên, “đối ngoại” cho ai, bao nhiêu thì ông Anh không cung cấp với lý do “vấn đề nhạy cảm”.
Kéo người nhà vào “ăn chia”
Không dừng lại ở các nguyên nhân trên, VNS còn có cách quản lý theo kiểu gia đình trị từ công ty mẹ đến các công ty con.
Tháng 5-2009, ông Phạm Thanh Bình ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Tuấn Dương, đang là chủ tịch HĐQT, kiêm giám đốc MTV Thép Cái Lân, làm chủ tịch HĐQT, đại diện vốn góp của công ty mẹ tại Công ty CP Đầu tư Cửu Long. Công ty này thực ra là do người nhà ông Dương góp vốn thành lập, trong đó vợ ông Dương là thành viên sáng lập CP Đầu tư Cửu Long. Việc bổ nhiệm chồng làm chủ tịch HĐQT công ty mà vợ sáng lập đã trái quy chế của Chính phủ về quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Sau đó, VNS đã cho Cửu Long vay 300 tỉ đồng với mục đích đầu tư một số dự án. Tuy nhiên, Cửu Long không cung cấp được chứng từ thanh toán, sử dụng khoản vay này và thừa nhận đã sử dụng sai mục đích số tiền trên. Đến nay chưa trả được gốc và hơn 60 tỉ đồng tiền lãi…
Cũng với cung cách ấy, tại dự án KCN tàu thủy Lai Vu, ông Nguyễn Hữu Ngọc - Trưởng ban Kế hoạch đầu tư VNS khi được bổ nhiệm làm Trưởng ban QLDA, kiêm tổng giám đốc Công ty Lai Vu, thì đồng thời đưa luôn hai con rể làm phó tổng giám đốc và trưởng phòng tài chính kế toán. Con trai, con gái và nhiều họ hàng thân thiết khác của ông Ngọc cũng được đưa vào nắm chức vụ trong Ban QLDA và Công ty Lai Vu. Kết quả, thanh tra phát hiện Ban QLDA này đã chi hơn 20 tỉ đồng không giải trình được nội dung; Công ty Lai Vu sử dụng không đúng mục đích hơn 35 tỉ đồng. Hơn 600 tỉ đồng đã giải ngân cho dự án một phần lớn được chia thầu cho các công ty sân sau là người nhà của ông Ngọc. Nhiều hạng mục công trình đến nay không quản lý được tiến độ, tài chính, chất lượng; nợ khối lượng các nhà thầu phụ, nợ tiền mua vật liệu và nợ công người lao động đến nay chưa giải quyết.
(Theo PL TPHCM)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Văn Thanh
08:28 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân