Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 23/07/2012 - 16:07
(Thanh tra) - Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từng có 2 cuộc bang giao tôn giáo nổi tiếng.
Thượng tọa, TS Thích Thanh Quyết (Đại biểu Quốc hội, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội)
1- Cuộc thứ nhất vào cuối thế kỷ X.
Thiền sư Pháp Thuận và Thiền sư Khuông Việt, với tư cách “ngoại giao quan”, thay vua Lê Đại Hành, tiếp sứ giả nhà Tống tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).
Sau khi tham gia vào chiến thắng năm 981, tiêu diệt toàn bộ đội quân xâm lược Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, Thiền sư Khuông Việt lại tham gia vào mặt trận đấu tranh ngoại giao ngày càng trở nên quan trọng đối với sự an nguy của đất nước. Nổi bật nhất là sự kiện Thiền sư Khuông Việt tiếp đón phái bộ ngoại giao của Lý Giác đến nước ta vào năm Thiên Phúc thứ 8 (987).
Trước khi Lý Giác ra về, vua Lê Đại Hành đã sai Thiền sư Khuông Việt viết một khúc nhạc để tiễn đưa phái bộ. Và bài “Vương Lang quy” - một từ khúc ngoại giao nổi tiếng với lời lẽ hết sức mềm mỏng, khéo léo nhưng lại hết sức cương nghị, đã được Đại sư ứng tác. Nội dung bài từ như sau:
Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Dao vọng thần tiên phục đế hương
Vạn trùng sơn thuỷ thiệp thương lương
Cửu thiên qui lộ trường
Tình thảm thiết
Đối ly thương
Phan luyến sứ tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị biên cương
Phân minh tấu ngã hoàng.
Trần Thanh Mại dịch nghĩa như sau:
Gió Xuân đầm ấm cánh buồm giương
Ngóng vị thần tiên lại đế vương
Non nước nghìn trùng vượt đại dương
Trời xa bao dặm trường
Tình thắm thiết
Chén đưa đường
Vin xe sứ giả vấn vương
Dám xin tâu rõ cùng thánh thượng: Lưu ý chốn biến cương.
Được 2 vị Quốc sư đón tiếp và đàm phán các vấn đề quốc gia đại sự, trước khi trở về Trung Quốc, Lý Giác đã để lại bài thơ tặng vua Lê Đại Hành, trong đó có câu: “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu”. Nghĩa là, “Ngoài trời lại có trời soi rọi”.
Vua Lê Đại Hành hỏi các vị Thiền sư: Bài thơ ấy ngụ ý nói gì? Thiền sư Khuông Việt đáp: Sứ giả nhà Tống muốn nói vua Việt Nam ngang hàng vua Trung Quốc!
2- Cuộc bang giao thứ hai vào thời Trần.
Trần Nhân Tông là vị vua có thái độ ngoại giao mềm dẻo nhưng cương quyết, biết hoạch định những chiến lược đúng đắn làm nền tảng vững chắc cho chính sách đối ngoại của nước Đại Việt.
Đối với Trần Nhân Tông và nước Đại Việt, con đường sinh tồn chính là phát triển tiến về phía Nam càng có thêm hậu thuẫn mạnh, trước áp lực thường xuyên của thế lực phương Bắc. Đối sách của Trần Nhân Tông theo 2 chiều Nam - Bắc tỏ ra phù hợp và đã được các triều đại kế tiếp noi theo, tạo nên một quốc gia hùng mạnh, vững vàng, hòa hiếu, đất đai rộng mở suốt tiến trình lịch sử hơn 700 năm sau đó.
Trong 14 năm gắn bó với chính sự, vua Trần Nhân Tông đã để lại dấu ấn trong chính sách đối ngoại của nhà Trần, thể hiện trên 3 nội dung lớn đó là cương quyết tập trung toàn lực đối phó với quân Nguyên - Mông ở phía Bắc và phía Đông, để bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc; tăng cường hoạt động ở Ai Lao để ổn định bền vững ranh giới bờ cõi phía Tây; nỗ lực kết giao với Chămpa nhằm sáp nhập và mở rộng lãnh thổ về phía Nam để phát triển lâu dài.
Cuối thế kỷ XIII, sau 2 lần đại thắng Nguyên - Mông, trở thành vị Minh quân - Anh hùng giải phóng dân tộc, ở vào tuổi 35, vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, lên núi Yên Tử tu tập, đắc đạo trở thành Phật Hoàng.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông đi vào Chiêm Thành, đàm phán với vua Chiêm Thành gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm, thống nhất với vua Chiêm cắt châu Ô và châu Lý về cho nước Đại Việt. Thế là, nước ta được mở rộng biên cương tới Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Đây là cuộc bang giao tôn giáo để mở mang bờ cõi đầu tiên về phía Nam, do đích thân Phật Hoàng Trần Nhân Tông - người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam - tiến hành.
Xin nói thêm, trong 175 năm điều hành đất nước, Vương triều Trần đã nhiều lần cử các danh tướng (đồng thời là Phật tử) như Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Tảng… đến huyện đảo Cô Tô, huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh để làm kinh tế biển và trấn giữ giang sơn.
Bước vào thế kỷ XX, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khẳng định chủ quyền biên cương hải đảo được Bác Hồ của chúng ta thể hiện rõ nhất khi Người ra thăm huyện đảo Cô Tô vào năm 1961. Bác đã đồng ý cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện tạc tượng mình để thờ trong lúc Người vẫn còn sống.
Gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được sự ủng hộ của TP Hà Nội đã xây dựng Tượng đài Thánh Gióng; xây dựng Đền Xã Tắc tại Móng Cái, Quảng Ninh...
Thể hiện lòng yêu nước, yêu biển đảo, mới đây, đã có 6 vị sư đến Trường Sa để tu hành, cùng chia sẻ, gánh vác trách nhiệm với những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước và cầu nguyện cho những người con của dân tộc đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, cầu mưa thuận, gió hòa cho ngư dân.
Sắp tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ xây dựng các ngôi chùa tại huyện đảo Cô Tô, huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Trà Vân (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ… theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Hương Giang
23:28 11/12/2024(Thanh tra) - Sau khi hợp nhất Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành Bộ Kinh tế, Tài chính dự kiến sẽ giảm được 22 đầu mối, không còn tổng cục.
Hương Giang
23:23 11/12/2024Trung Hà
21:14 11/12/2024Bùi Bình
21:07 11/12/2024Bùi Bình
20:49 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà