Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 7 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Thứ ba, 10/04/2012 - 13:27

(Thanh tra) - Sáng nay (10/4/2012), tại Hà Nội, Ủy ban thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 7. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBNTVQH) sẽ cho ý kiến nhiều vấn đề quan trọng, ý kiến còn khác nhau của 7 dự án luật, gồm: Luật Xử lý vi phạm hành chính; luật Biển Việt Nam; Luật Giá; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Giám định tư pháp và Luật Quảng cáo. Đây là các dự án Luật sẽ trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3. Đồng thời, UBTVQH sẽ cho ý kiến lần đầu về 6 dự án Luật và biểu quyết thông qua dư án Pháp lệnh pháp điển hệ thống pháp luật.

UBTVQH sẽ nghe 2 báo cáo Giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người có công với cách mạng và việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

Liên quan đến nền kinh tế - xã hội của đất nước, UBTVQH sẽ cho ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh đề nghị các Ủy viên UBTV nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng để phiên họp lần thứ 7 đạt hiệu quả.

Sau phát biểu khai mạc phiên họp của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày Báo cáo về một số vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính.  Trong đó, 4 vấn đề nổi lên - Mức phạt; Quy định mức phạt tiền cao hơn quy định tại khoản 3; Thẩm quyền quy định phạt tiền và xử lý tang vật. 

Liên quan đến mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính, do còn có ý kiến khác nhau, Thường trực Uỷ ban Pháp luật đưa ra hai phương án. Phương án 1, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 50.000 đồng đến 1 tỷ đồng đối với cá nhân; đến 2 tỷ đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại luật khác. Đây là phương án được Thường trực UB Pháp luật ủng hộ. Phương án 2, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 50.000 đồng đến 1 tỷ đồng trừ trường hợp quy định tại luật khác. 

Đa số các ý kiến đều đồng tình với phương án 1. Riêng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, việc áp dụng trần phạt cao hơn trong một số trường hợp vi phạm tại khu vực nội đô các thành phố trực thuộc trung ương là cần thiết, vì tác hại của hành vi vi phạm trong các khu vực đông dân cư này lớn hơn nhiều so với các trưởng hợp khác. Tuy nhiên, ông Giàu đề nghị bổ sung một số thành phố lớn khác như Nha Trang, Hạ Long, Huế… vào danh sách này mà không chỉ bó hẹp tại 5 thành phố trực thuộc trung ương. Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng đề nghị: “Cần bổ sung lĩnh vực vi phạm bị phạt nặng hơn trong lĩnh vực môi trường và quản lý đô thị. Tại Điểm 3, phạm vi xử phạt liên quan đến tài nguyên môi trường trong nội đô – phạm vi còn bó hẹp, nên bổ sung thêm hành vi gây ra tiếng ồn, xả thải trái phép hoặc quản lý đô thị thì phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, bạo lực gia đình…”. Bà Mai nhấn mạnh thêm về thẩm quyền xử phạt tại thời điểm này nên giao cho Chính phủ, nhưng lâu dài nên giao lại cho chính quyền địa phương thì phù hợp hơn. 

Quy định đối với trường hợp tang vật, phương tiện bị sử dụng trái phép để thực hiện hành vi vi phạm mà không thuộc sở hữu của người vi phạm thì được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, đối với tang vật, phương tiện đó cũng cần phải tịch thu, đặc biệt là trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến trật tự công cộng (như khai thác khoáng sản, đua xe trái phép…), nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hơn nữa, để đảm bảo quyền sở hữu về tài sản thì chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 

 Chương trình Phiên họp thứ 7 của UBTVQH sẽ diễn ra từ ngày 10 đến ngày 20/4/2012./.

Ánh Tuyết

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm