Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/11/2012 - 16:59
(Thanh tra) - Sáng nay (10/11), Quốc hội (QH) thảo luận Dự thảo Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Vấn đề được các Đại biểu QH quan tâm là việc nên thu hẹp phạm vi đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, chỉ tập trung vào các chức danh chủ chốt do QH bầu và phê chuẩn.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh): “Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là việc cần làm thường xuyên”
Không lấy phiếu tín nhiệm tràn lan
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu nhất trí cao về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết này tại kỳ họp thứ 4 của QH, việc làm này giúp nâng cao hiệu quả giám sát của QH, HĐND; giúp những người giữ chức vụ nhận thấy được mức độ tín nhiệm để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của mình.
Theo Dự thảo Nghị quyết, phạm vi lấy phiếu tín nhiệm là 49 người gồm: Chủ tịch QH, các Phó Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của QH và các thành viên khác của Ủy ban Thường vụ QH, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Tuy nhiên, đa số đại biểu đề nghị nên thu hẹp phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, chỉ nên tập trung vào các chức danh chủ chốt, có quy định cụ thể của pháp luật về chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn và đây là những chức danh có vai trò tác động lớn.
Đại biểu Vi Thị Hương (Điện Biên) cho rằng, không nên lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên kiêm nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, cũng như thành viên không chuyên trách trong các ban của HĐND do thời gian tham gia hoạt động không nhiều, họ còn phải đảm nhiệm các công việc chuyên môn chính của mình.
Đồng quan điểm, đại biểu A Nhin (Gia Lai) thống nhất lấy phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch, Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên Thường trực, đặc biệt là chuyên trách. Đại biểu đề nghị không quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên khác của Hội đồng Dân tộc và các ủy viên của Ủy ban vì diện lấy phiếu tín nhiệm như Dự thảo là quá rộng, không cần thiết, dàn trải.
Về căn cứ để đánh giá mức độ tín nhiệm, nhiều đại biểu đồng ý với dự kiến chỉ nên quy định 3 mức độ tín nhiệm đó là: Tín nhiệm cao, tín nhiệm trung bình và tín nhiệm thấp, bỏ mức độ không có ý kiến và hoặc ý kiến khác.
Đại biểu Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) đồng tình với 3 mức hình thức là tín nhiệm cao, tín nhiệm trung bình, tín nhiệm thấp và bỏ mục chưa có ý kiến. Tuy nhiên, đại biểu Sen băn khoăn về lượng hóa để xác định các mức độ tín nhiệm, điều này Dự thảo cần quy định cụ thể hơn.
Thời điểm lấy phiếu
Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm, đa số ý kiến của đại biểu nhất trí với Dự thảo Nghị quyết là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hàng năm nhưng thời điểm lấy phiếu cũng có ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến tán thành với Dự thảo là bắt đầu lấy phiếu từ năm thứ hai của nhiệm kỳ nhưng lấy phiếu tại kỳ họp đầu năm hay cuối năm hiện còn chưa thống nhất.
Đại biểu Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) cho rằng, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cuối năm của QH và HĐND là phù hợp.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đề nghị, hàng năm nên lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm và từ năm thứ hai của nhiệm kỳ và bỏ phiếu tín nhiệm khi có vấn đề.
Về xử lý kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, có ý kiến đề nghị cần quy định theo hướng: Sau lần lấy phiếu thứ nhất mà tín nhiệm dưới 50% trên tổng số Đại biểu QH hoặc Đại biểu HĐND thì chuyển ngay sang việc bỏ phiếu tín nhiệm chứ không cần chờ lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai.
Tuy nhiên, đa số ý kiến lại tán thành với Dự thảo là nên có sự phân biệt lần thứ nhất, lần thứ hai và khi nào chuyển sang bỏ phiếu tín nhiệm.
Ngoài ra các Đại biểu QH cũng góp ý Dự thảo cần bổ sung thêm một số điều như: Về những hành vi bị cấm trong việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm; quy định rõ hơn trách nhiệm, nhất là vai trò của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với những chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn.
Đồng thời, bổ sung một điều về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến vấn đề bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm và xử lý việc lấy phiếu tín nhiệm ở những nơi đang thí điểm không tổ chức HĐND.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề nghị, Dự thảo Nghị quyết cũng cần nghiên cứu thiết kế thêm một điều cấm đó là: Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc thực hiện Nghị quyết này để vận động lôi kéo bè phái cục bộ, lợi ích nhóm để hạ bệ triệt tiêu lẫn nhau vì mục đích cá nhân.
Đại biểu Triệu Là Pham (Hà Giang) cho rằng, cần bổ sung thêm quy định khuyến khích đại biểu tự nguyện xin từ chức trong Nghị quyết, coi đây là nét văn hóa, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và trước nhân dân.
Ánh Tuyết
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Văn Thanh
08:28 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân