Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xuất khẩu lao động: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Thứ tư, 08/03/2017 - 17:34

(Thanh tra) - Tại Hội nghị Nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, “chúng ta làm trên cơ sở bình đẳng, cởi mở, công khai, đừng để con sâu làm rầu nồi canh. Những tiêu cực, vòi vĩnh phải đấu tranh”.

Theo Phó Thủ tướng, phải làm sao để tất cả doanh nghiệp đưa lao động đi nước ngoài đều là thành viên của hiệp hội để cùng với Nhà nước tạo ra thị trường, môi trường tốt.

Trong 3 năm (2014 - 2016), tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là xấp xỉ 350 ngàn người. Riêng trong năm 2016 có trên 126 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Đấu tranh với tiêu cực, vòi vĩnh

Theo Phó Thủ tướng, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài không chỉ giúp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hút đầu tư… Một ý nghĩa nữa là mang hình ảnh của đất nước mình ra nước ngoài.

Những điều tốt ấy cần tiếp tục phát huy. Vấn đề quan trọng là tới đây là làm sao chấn chỉnh bằng được những bất cập? Làm sao mở thêm thị trường, phân khúc mới theo hướng giảm dần lao động giản đơn? Làm sao có chính sách để các địa phương cùng vào cuộc? Làm sao để người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình này?

Phó Thủ tướng lưu ý, phải tăng cường công tác đào tạo không chỉ phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động mà còn để đưa ra mô hình, nội dung đào tạo cho lao động trong nước.

Cùng với đó, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ những rào cản, khó khăn hiện nay.

Ông Đam băn khoăn khi trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ có 282 doanh nghiệp, trong đó chỉ có hơn 160 doanh nghiệp là hội viên của các hiệp hội.

“Cái gì không tốt thì phải đấu tranh. Đấu tranh thì bằng Nhà nước, vận động, tuyên truyền và một trong những con đường cực kỳ tốt là thông qua hiệp hội”.

Theo Phó Thủ tướng, phải làm sao để tất cả doanh nghiệp đưa lao động đi nước ngoài đều là thành viên của hiệp hội để cùng với Nhà nước tạo ra thị trường, môi trường tốt.

“Chúng ta làm trên cơ sở bình đẳng, cởi mở, công khai, đừng để con sâu làm rầu nồi canh. Những tiêu cực, vòi vĩnh phải đấu tranh”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông cũng chỉ ra rằng, phải đấu tranh nghiêm khắc với những doanh nghiệp làm sai, đặc biệt liên quan đến việc thu các loại phí, các quy định của chính doanh nghiệp này dẫn đến cò, tiêu cực.

 “Anh em trong cộng đồng này thông qua hiệp hội phải có ý kiến. Có khi theo quy định chúng ta chưa đóng cửa, chưa bắt dừng, nhưng bằng tuyên bố của hiệp hội công khai thì doanh nghiệp đó lập tức sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng”.

Than phiền “giấy phép con”

Theo đánh giá của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn có tình trạng tranh giành địa bàn, thông đồng với các nghiệp đoàn để môi giới. Doanh nghiệp thu phí người lao động cao hơn quy định của pháp luật …

“6 tháng qua, Bộ đã dừng cấp phép lại để tập trung chấn chỉnh lại hoạt động này. Cũng có ý kiến, nhưng tôi quyết định dứt khoát phải chấn chỉnh các sai sót”, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung nói.

Bên cạnh những vi phạm của doanh nghiệp, ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Minh (doanh nghiệp ở Thanh Hóa) bày tỏ sự bức xúc về tình trạng “giấy phép con”. Bộ, tỉnh đồng ý nhưng xuống huyện thì mắc lại, cơ hội tiếp xúc với người lao động rất khó.

“Có địa phương, chúng tôi đã xin được công văn của tỉnh, của Sở Lao động Thương binh Xã hội nhưng xuống huyện nằm 3 tháng trời mà huyện không cho vào, không tiếp xúc được với người lao động”, ông Minh nói, thậm chí khi người của doanh nghiệp tiếp xúc được với người dân thì bị công an bắt nhốt lại 1 đêm.

“Thực sự có tình trạng trên trải thảm, dưới rải đinh”, ông Minh, đại diện một doanh nghiệp Thanh Hóa trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài than phiền.

Ông Đoàn Công Bắc (TP Hồ Chí Minh) cũng than “khó” ở cấp huyện, cấp xã. Theo ông, đây là rào cản lớn nhất của doanh nghiệp.

Một danh nghiệp khác cũng tiếp tục câu chuyện “giấy phép con”. Huyện đòi giấy giới thiệu của tỉnh, quay về tỉnh xin xong vẫn “vòng vo tam quốc” mới được.

Minh bạch thông tin

Một vấn đề khác, tình trạng người lao động bỏ hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc tuy có giảm nhưng vẫn nhiều.

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Phạm Hoàng Tùng đơn cử như tại Hàn Quốc, có 48.000 lao động đang làm việc thì khoảng 18.000 người bỏ hợp đồng.

Tình trạng người lao động vi phạm pháp luật sở tại có xu hướng tăng. Năm 2016, tại Đài Loan có hơn 526 trường hợp phạm tội, còn tại Nhật Bản số thực tập sinh vi phạm chiếm tỷ lệ cao nhất…

Theo ông Tùng, cần có biện pháp quyệt liệt ngăn chặn người lao động bỏ hợp đồng, cư trú bất hợp pháp, giám sát việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyên tuyền để người lao động tuân thủ pháp luật.

Đồng ý vấn đề lao động bỏ trốn cần phải thảo luận sâu, đưa ra giải pháp quyết liệt để khắc phục, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý, đến yếu tố minh bạch thông tin thị trường.

Theo ông, trong website của Cục Quản lý lao động ngoài nước, phần giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn chỉ đơn thuần có vài dòng điện thoại và địa chỉ. Cục nên có thêm địa chỉ website của doanh nghiệp, thông tin về lịch sử xuất khẩu lao động của doanh nghiệp, các đơn hàng của doanh nghiệp hiện có.

“Website phải có chuyên mục tiếp thu ý kiến của người lao động. Bộ Lao động Thương binh Xã hội cần phải coi đó là kênh thông tin để tiếp nhận, xử lý và có phản hồi lại với người dân”, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh thêm, phải có cơ chế từ bộ, chính quyền, hiệp hội để đưa ra những chương trình cụ thể để người lao động biết được cơ hội việc làm, quyền, trách nhiệm của mình khi đi lao động ở nước ngoài.

“Tại hội nghị này, chúng ta đã chỉ ra những bất cập, nhưng chưa có nhiều giải pháp. Sau hội nghị này, cần đưa các giải pháp cụ thể để thực hiện tốt”, Phó Thủ tướng kết luận.

Từ năm 2007 đến nay, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã tiến hành gần 400 cuộc thanh tra, kiểm tra và đưa ra gần 3.000 kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhằm hướng dẫn, chấn chỉnh các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

107 doanh nghiệp có vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị phát hiện và xử lý với tổng cộng 306 hành vi vi phạm, trong đó có 151 lỗi bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các vi phạm này tập trung vào việc thực hiện quy định về đăng ký hợp đồng, công tác báo cáo; công tác tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng; bồi dưỡng kiến thức cần thiết; tổ chức đưa đi và thu phí không đúng quy định.

Tổng số tiền xử phạt hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm là gần 4 tỷ đồng.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024
Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

Hoà Bình còn 3.194 nhà tạm, nhà dột nát

(Thanh tra) - Tính đến 10/12/2024, toàn tỉnh có 3.194 hộ nhà tạm, nhà dột nát có nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ xây dựng đảm bảo các tiêu chí; trong đó có 911 nhà sửa chữa, 1.066 nhà cần được hỗ trợ và 1.217 nhà cần xóa.

Trần Kiên

20:41 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm