Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử lý hơn 3 triệu trường hợp

Chủ nhật, 17/06/2012 - 06:37

(Thanh tra)- Từ đầu năm đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) cả nước đã kiểm tra, lập biên bản 3.420.764 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) ; thu gần 1.083 tỷ đồng vào kho bạc Nhà nước ; tước hàng trăm nghìn giấy phép lái xe... Qua đó, tạo hiệu quả rõ rệt, góp phần giảm tai nạn và ùn tắc giao thông.

Lực lượng liên ngành xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông tại Thái Nguyên

Đại diện Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cho biết, xác định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT là biện pháp trọng tâm có tác động tích cực làm chuyển biến tình hình TTATGT. Do đó, Cục đã tham mưu cho Bộ, Tổng cục mở 2 đợt cao điểm tuần tra trên toàn quốc.

Theo đó, 184 lượt cán bộ, chiến sỹ đã được tăng cường cho các địa phương trên các quốc lộ trọng điểm để phối hợp tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm TTATGT; 16 cán bộ, chiến sỹ trực tiếp xuống địa bàn để đôn đốc các Tổ tuần tra kiểm soát, nhất là trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương và các quốc lộ trọng điểm...

Kết quả, đã phối hợp lập biên bản xử lý 34.837 trường vi phạm; thu vào kho bạc trên 21 tỷ đồng ; tạm giữ 822 phương tiện; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1.242 trường hợp. Đáng chú ý, trên 70% vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) bị xử lý. Riêng tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương đã phát hiện lập biên bản 4.391 trường hợp; trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình là 1.808 trường hợp.

Bên cạnh đó, CSGT và công an các địa phương cũng đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cụ thể, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 3.420.764 trường hợp vi phạm TTATGT; kho bạc Nhà nước thu 1.082,8 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm trước, số trường hợp xử lý vi phạm tăng 3,7%, tiền phạt tăng 21,3%); tước giấy phép lái xe 160.888 trường hợp; tạm giữ 12.987 ô tô, 368.819 mô tô. Qua đó, 28 địa phương đã tổ chức học và kiểm tra lại Luật Giao thông Đường bộ cho 8.403 trường hợp vi phạm; thông báo vi phạm về nơi cư trú 102.226 trường hợp.

Đáng chú ý, công an các địa phương tiếp tục duy trì, phát huy các tổ công tác phối hợp với CSGT, Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động tuần tra, kiểm soát trên tuyến giao thông. Kết quả, đã bắt 452 tội phạm; thu 4.167 viên ma túy tổng hợp, 3,4kg + 28 bánh hêrôin, 9kg cần sa, 1,7kg thuốc phiện, 7 súng, 50 viên đạn, 506kg pháo, 1.026 kg thuốc nổ, 94 dao, 25 dùi cui điện, 12 bình xịt hơi cay... Hiện đã chuyển cơ quan chức năng xử lý.

Theo phân tích của Bộ Công an, trong số 3.420.764 trường hợp vi phạm về TTATGT trên cả nước thì vi phạm thuộc về lái xe ô tô chiếm tới 919.154 trường hợp. Trong đó, 38,5% là lỗi chạy quá tốc độ, gần 12% không giấy phép lái xe, 16,3% đi không đúng phần đường, làn đường. Đáng chú ý là 5,3% tương đương với 48.773 trường hợp sử dụng rượu, bia quá nồng độ.

Tương tự, với vi phạm của phương tiện mô tô, cũng có tới 11.534 trường hợp sử dụng rượu, bia quá nồng độ; cao nhất là lỗi chạy quá tốc độ quy định lên tới 124.442... Đây đều là những nguyên nhân đặc biệt nguy hiểm và có thể gây ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng.

Rõ ràng, việc hàng triệu trường hợp vi phạm TTATGT trên cả nước được xử lý từ đầu năm đến nay đã phản ánh sự quyết tâm trong việc lập lại TTATGT trên cả nước trong năm An toàn giao  thông 2012 của các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng nòng cốt - CSGT. Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới, góp phần tích cực giảm TNGT, đem lại sự yên tâm cho người tham gia giao thông trên cả nước.

Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm