Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 29/11/2013 - 08:27
(Thanh tra) - Ngày 28/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức hội thảo “Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự về hình sự hóa các hành vi tham nhũng theo tinh thần Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng”.
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Thảo Nguyên
Hiện nay tội phạm tham nhũng ở nước ta xảy ra trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản.
Theo báo cáo không chính thức, tỷ lệ thất thoát tài sản trong các công trình xây dựng là rất lớn. Hành vi chủ yếu là tham ô tài sản và hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ có tham nhũng trong khu vực công, các dạng hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ngày càng nhiều ngay cả trong lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Đáng nói, số vụ đưa ra xử lý hình sự còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Có một số địa phương trong hơn 2 năm thực hiện 804 cuộc thanh tra nhưng chỉ phát hiện 1 - 2 vụ tham nhũng nhỏ và kiến nghị xử lý hành chính. Trong khi xử lý, tòa án thiên về áp dụng tình tiết giảm nhẹ, xử dưới khung xử phạt tù cho hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ cao.
Tại hội thảo, đa số đại biểu cho rằng, một nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng là vướng mắc về thể chế. Theo đó, Bộ luật Hình sự hiện hành chưa đề cập đến các hành vi tham nhũng trong khu vực tư; chưa hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp; chưa đặt vấn đề truy cứu trách nhiệm của pháp nhân... và đây là những hành vi cần được hình sự hóa theo yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức từ ngày 18/9/2009.
Ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính, Bộ Tư pháp cho biết, vấn đề hình sự hóa tội phạm tham nhũng trong khu vực công của chúng ta đã khá ổn tuy nhiên trong lĩnh vực tư vẫn còn thiếu. Hiện Bộ Tư pháp đang phối hợp với UNDP nghiên cứu để hình sự hóa hành vi tham nhũng theo tinh thần các văn bản pháp lý quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết đang được hy vọng sẽ là một trong những nguyên nhân để giảm bớt tình trạng này.
Nếu đối chiếu với các quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng thì Việt Nam phải giải quyết 3 vấn đề mấu chốt trong đó vấn đề đầu tiên là luật pháp. “Việt Nam phải mở rộng phạm vi bao phủ của định nghĩa về tham nhũng, phải có cả khu vực tư nhân. Hành vi đầu tiên của tham nhũng trong khu vực tư nhân đó là đưa hối lộ để trục lợi vì lợi ích cá nhân. Hành vi này cũng có trong khối doanh nghiệp Nhà nước.”, ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của UNDP Việt Nam nhận định.
Một trong những bước quan trọng nữa trong việc hình sự hóa tội phạm tham nhũng tại Việt Nam chính là xem xét hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính theo tinh thần của Công ước. Theo các chuyên gia pháp lý, hành vi làm giàu bất chính có tính nguy hiểm cao cho xã hội, tuy nhiên, các chế tài xử lý hiện không đủ răn đe, giáo dục cũng như xử lý triệt để nên cần phải quy định thành một tội danh trong Bộ luật Hình sự hoặc thông qua việc hình sự hóa hành vi vi phạm nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập tăng thêm và nghĩa vụ giải trình.
Để xử lý hành vi làm giàu bất chính, đại biểu đề xuất cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách như hoàn thiện dữ liệu quản lý tài sản, thu nhập quốc gia; xây dựng luật riêng về minh bạch tài sản theo hướng quy định cụ thể về quản lý tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và những đối tượng có liên quan khác. Các dấu hiệu về tính bất hợp pháp của tài sản tăng thêm của công chức là yếu tố quan trọng, là xuất phát điểm để chứng minh về hành vi làm giàu bất chính và xác định thời điểm hoàn thành hành vi này.
Ngoài ra, cho rằng ở Việt Nam đã có dấu hiệu xuất hiện các hành vi tham nhũng các giá trị phi vật chất (như hối lộ tình dục, thăng chức...), ông Nguyễn Thanh Tân (Bộ Công an) kiến nghị nên hình sự hóa hành vi tham nhũng các giá trị phi vật chất.
Ông Tân phân tích, hành vi đưa và nhận hối lộ các giá trị phi vật chất có tính nguy hiểm cho xã hội rất cao, phù hợp với đặc trưng của tội phạm như trực tiếp xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; thay đổi chức năng của cơ quan hành chính, phá vỡ thiết chế pháp luật và chế độ dân chủ... "Việc bỏ lọt hành vi đưa và nhận hối lộ các giá trị phi vật chất không có lợi cho cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, ảnh hưởng đến tính tích cực của quần chúng nhân dân trong chống tham nhũng" - ông Tân nhấn mạnh.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV