Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/12/2017 - 06:35
(Thanh tra)- Theo Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Học viện Bưu chính viễn thông, sự tham gia của người dân trong đô thị thông minh (ĐTTM) chia làm 6 cấp độ. Ở cấp độ cao nhất người dân chủ động tham gia cùng chính quyền địa phương để quản lý đô thị, các dịch vụ đô thị được xây dựng không chỉ “vì”người dân mà xây dựng “bởi” chính người dân.
Camera giao thông tại nút giao Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - một trong những hoạt động của ĐTTM. Ảnh: HO
Đô thị thông minh - phát triển bền vững
Theo dự thảo hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về xây dựng ĐTTM ở Việt Nam, trên cơ sở Bộ TT&TT lấy ý kiến các Bộ, ngành TƯ và địa phương và tham khảo các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hóa, kinh nghiệm các nước và thực tiễn tại Việt Nam, khái niệm về ĐTTM ở Việt Nam được hiểu là đô thị hoặc khu dân cư ứng dụng công TT&TT phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo và các phương thức khác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả phân tích, dự báo, quản lý các nguồn lực của đô thị có sự tham gia của người dân; nâng cao chất lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ. ĐTTM được hiểu là ĐTTM phát triển bền vững.
Việc xây dựng ĐTTM theo Bộ TT&TT cơ bản phải đáp ứng được 6 mục tiêu tổng quát, lần lượt gồm: Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao; quản lý đô thị tinh gọn; bảo vệ môi trường hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh; dịch vụ nhanh chóng thuận tiện và tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm.
Theo nhận định của các chuyên gia, việc xây dựng ĐTTM ở Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc số một là lấy người dân làm trung tâm. Tức là việc xây dựng ĐTTM phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, làm cho tất cả người dân được hưởng thành quả từ xây dựng ĐTTM. Đảm bảo hầu hết người dân có nhận thức đầy đủ về các lợi ích cụ thể của ĐTTM; đảm bảo người dân và doanh nghiệp, hiệp hội và các bên liên quan được khảo sát, lấy ý kiến rộng rãi trong quá trình xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án ĐTTM. Đồng thời, đào tạo, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ ĐTTM một cách thuận tiện...
TS. Nguyễn Trung Kiên - Viện Công nghệ TT&TT, Học Viện Bưu chính viễn thông, từ khi ra đời, khái niệm ĐTTM (SmartCity) cho đến nay đã trải qua các mô hình: Thứ nhất ĐTTM 1.0 - lấy công nghệ làm trung tâm và thứ hai ĐTTM 2.0 - Đô thị hướng đến người dân và tiến tới lấy người dân làm trung tâm.
“Trong ĐTTM lấy người dân làm trung tâm, cơ sở hạ tầng và quy trình nghiệp vụ của đô thị đều cần được thiết kế xoay quanh cuộc sống của người dân và khuyến khích người dân tham gia các hoạt động của đô thị. Chẳng hạn, chính quyền đô thị phải xem thói quen trong hoạt động cuộc sống hàng ngày của người dân làm cơ sở xây dựng hạ tầng, dịch vụ đáp ứng tiện ích nhất cho người dân như bố trí điểm đỗ xe, siêu thị... làm thế nào để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ nhất”, TS. Nguyễn Trung Kiên nhấn mạnh.
Hệ thống camera giám sát dày đặc và hiện đại, có thể quan sát được vật thể nhỏ trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: HO
Dịch vụ đô thị không chỉ “vì” người dân mà còn “bởi” người dân
Một nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong ĐTTM đã phân chia thành 6 cấp độ với mức độ tham gia tăng dần của người dân.
Theo đó, thứ nhất người dân đóng vai trò như các cảm biến thu thập dữ liệu thụ động, chẳng hạn thu thập thông tin môi trường từ các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Thứ hai, người dân đóng vai phản hồi thông tin, nhất là các thông tin sự cố trong các lĩnh vực khác nhau của đô thị (như giao thông, điện, nước...) với chính quyền đô thị.
Tiếp đó, người dân đóng vai trò khám phám, khai thác nguồn dữ liệu mở từ các hoạt động của đô thị tạo ra nguồn thông tin hay các dịch vụ cho đô thị. Ở cấp độ tiếp theo, người dân không chỉ đóng vai trò thu thập dữ liệu thụ động, phản hồi thông tin mà còn tham gia chặt chẽ trong một quy trình tổng thể và cùng chính quyền nghiên cứu tạo ra các giải pháp cho ĐTTM.
Ở cấp độ thứ năm, người dân đô thị đóng vai trò như nguồn lực xã hội, chủ động hơn trong việc cùng chính quyền đô thị tạo ra các ý tưởng mới và tài trợ cho các ý tưởng họ cũng tham gia vào việc quản lý chi tiêu các nguồn ngân sách này.
Và đến cấp độ cao nhất, người dân đô thị cũng đóng vai trò người chủ động nhất, họ sẽ là chủ nhân của đô thị, là người cộng tác lâu dài, là đối tác phát triển các dự án ĐTTM và là trung tâm của đô thị tương lai.
Theo Viện Công nghệ TT&TT, sự phân chia này, cấp độ 6 là cấp độ cao nhất, ở đó, người dân chủ động tham gia cùng chính quyền địa phương để quản lý đô thị, các dịch vụ đô thị được xây dựng không chỉ “vì”người dân mà xây dựng “bởi” chính người dân.
Nhiều ý kiến chuyên gia nhận định, ở các nước phát triển như EU, các ĐTTM đang chuyển từ giai đoạn hướng công nghệ và hiện tại đang có các bước đi cụ thể hướng đến ĐTTM lấy người dân đô thị làm trung tâm với tăng cường vai trò chủ động của người dân trong xây dựng ĐTTM. Còn tại Việt Nam, chủ trương xây dựng đất nước của dân, do dân và vì dân đã được đề cập đến rất lâu và xuyên suốt. Trong quá trình thực thi các công việc, Nhà nước cũng đã xác định vai trò tham gia của người dân trong làm chủ Nhà nước, không chỉ trong quản lý đô thị. Đó là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Theo chủ trương này, người dân được cung cấp thông tin (biết), bàn bạc cùng chính quyền để ra quyết định (bàn), tham gia thực hiện (làm) và giám sát (kiểm tra) kết quả.
Oanh Hữu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Những ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện hiện tượng mạo danh nhân viên điện lực để đòi nợ tiền điện và yêu cầu khách hàng thao tác các bước theo đường dẫn (link) đối tượng cung cấp.
Theo EVNNPC
21:24 12/12/2024(Thanh tra) - Hưởng ứng lời kêu gọi “Mỗi cơ quan, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” và với tinh thần tương thân tương ái, Điện lực Bát Xát (thuộc Công ty Điện lực Lào Cai) đã có một nghĩa cử cao đẹp khi nhận nuôi và hỗ trợ em Lý Thanh Chiêu (sinh năm 2015), một trẻ mồ côi cha do hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua.
Theo EVNNPC
21:11 12/12/2024Theo EVNNPC
21:10 12/12/2024Thái Hải
20:36 12/12/2024T.Thanh
18:48 12/12/2024Kim Thành
18:39 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải